Đệm bóng thay đổi cự ly.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM HOÀN THIỆN KỸ THUẬT ĐỆM BÓNG MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT THÁI NGUYÊN (Trang 25)

7 Di chuyển đón đệm bóng vào tường 15 100 8 Tư thế chuẩn bị và di chuyển 8 53.3 9 Đỡ phát bóng 14 93.3 10 Đỡ gõ bóng nhẹ mạnh 15 100

Từ bảng trên, chúng tôi sử dụng bài tập mà có 60% trở lên số người đồng ý lựa chọn để đưa vào quá trình thực nghiệm.

Qua phương pháp tổng hợp tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn các giáo viên, chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng một số bài tập để sửa chữa nhưng sai lầm thường mắc và hoàn thiện kỹ thuật đệm bóng như sau:

Bài tập 1: Đệm bóng đổi hướng

• Chuẩn bị: Mỗi nhóm 3 học sinh đứng thành hình tam giác đều, mỗi người cách nhau 2.5 – 3m.

• Động tác: 3 người liên tục đệm bóng cho nhau, theo trật tự, số 1 đệm cho số 2, số 2 đệm cho số 3, số 3 đệm trở lại cho số 1 (đệm xuôi xong thì làm ngược lại).

Bài tập 2: Đệm bóng kết hợp di chuyển

- Chuẩn bị: Mỗi nhóm 2 học sinh đứng cách nhau 2.5 – 3m ở 2 vị trí A và B.

- Động tác: A đệm bóng cho B, sau đó A di chuyển đến vị trí A1 để đón bóng do B đệm trở lại. B nhận bóng và đệm bóng đến vị trí A1 cho A, sau đó B di chuyển đến vị trí B1 để đón bóng do A đệm lần tiếp theo cho…Động tác cứ liên tục như vậy cho đến khi kết thúc.

Bài tập 3: Đệm bóng đổi người

• Chuẩn bị: Học sinh đứng trên 2 hàng dọc đối diện nhau ở vị trí A và B. • Động tác: A đệm bóng cho B, đệm bóng xong A di chuyển xuống cuối hàng. Tiếp theo A1 di chuyển đến vị trí A để B đệm bóng cho A1 đệm bóng xong B di chuyển xuống cuối hàng, cứ liên tục như vậy cho đến khi kết thúc.

• Yêu cầu: Bóng được đệm liên tục, học sinh di chuyển nhanh nhẹn, đệm chính xác. Có thể giảm độ khó bằng cách: Ở vị trí A chỉ có 1 học sinh liên tục đệm bóng cho B1, B2, B3 ( B1, B2, B3 nhận bóng ở vị trí B, sau khi đệm bóng xong mới di chuyển xuống cuối hàng)

A2 A1 A B B1 B2

Bài tập 4:Đệm bóng qua lưới

• Thực hiện: Hai học sinh một bóng đệm liên tục cho nhau qua lưới • Yêu cầu:Thực hiện đúng kỹ thuật, đọ cao 2,5-3m

Bài tập 5: Tự đệm bóng nhiều lần

- Thực hiện: Mỗi học sinh 1 quả bóng đệm bóng tại 1 vị trí nhất định. - Yêu cầu: Đệm nhiều lần, phối hợp nhịp nhàng, dùng sức đúng, vị trí tiếp xúc bóng chính xác, di chuyển hợp lý, đường bóng bay cao hơn đầu ít nhất 1m.

- Thực hiện: Chia lớp thành 2 nhóm A – B thực hiện kỹ thuật di chuyển đón đỡ bóng vào tường khoảng 2m. Thực hiện liên tục trong thời gian 3 phút.

Tác dụng của bài tập: vừa sửa hình tay, góc độ, cách dùng lực, phối hợp sức và độ chuẩn của bóng theo ý muốn của bài tập.

-Yêu cầu: Người tập thực hiện động tác phải tích cực, chính xác

Bài tập 7: Đỡ phát bóng

• Thực hiện: Bên A phát bóng, bên B đệm bóng lên vị tri số 3, mỗi người đệm 10 quả thì đổi người khác.

• Yêu cầu: Người tập phải phán đoán và di chuyển hợp lý đệm bóng đúng vào vị trí số 3 của sân mình.

Bài tập 8: Đỡ gõ bóng nhẹ mạnh:

• Thực hiện: Bên A gõ bóng, bên B đệm bóng trả lại A. Cứ như vậy A thực hiện nhẹ rồi mạnh liên tục để B thủ (đệm )

3.2.3. Kiểm định hiệu quả các bài tập

Việc kiểm định hiệu quả các bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật đệm bóng trong bóng chuyền. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các em học sinh đang học bóng chuyền độ tuổi 17 – 18 tuổi, khỏe mạnh và đã qua 2 kỳ học bóng chuyền ở trường THPT Thái Nguyên.

Thời gian thực hiện được tiến hành từ tháng 10 – 12/2010, vào các giờ chính khóa, mỗi tuần tập 2 buổi, thời gian tập từ 30 – 45 phút. Để có thể đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã tổng hợp các tài liệu chuyên môn như: Lý luận và phương pháp GDTC, sách đề cương bài giảng bóng chuyền, sách huấn luyện viên bóng chuyền trẻ... Đồng thời qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên có kinh nghiệm để lựa chọn các chỉ số đánh giá về kỹ thuật đệm bóng như sau:

3.2.3.1 Xác định các test kiểm tra đánh giá và tổ chức thực nghiệm

Để đánh giá một cách chính xác và khách quan cho kết quả kiểm tra cuối cùng. Chúng tôi kiểm tra giai đoạn đầu 120 học sinh nam của 6 lớp 12 trường THPT Thái Nguyên thông qua số liệu thu được xử lý, đánh giá trình độ chuyên môn chung của học sinh. Thời gian và điều kiện có hạn chúng tôi đã tiến hành lựa chọn 2 nhóm với trình độ tương đương nhau của 2 lớp học sinh 12A3 và 12A5:

• Nhóm A là nhóm thực nghiệm gồm 30 học sinh nam lớp 12A5 áp dụng các bài tập được lựa chọn tiến hành lồng ghép giảng dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nhóm B là nhóm đối chứng gồm 30 học sinh nam lớp 12A3 học tập theo chương trình quy định thuần túy.

• Hình thức kiểm tra: Để có hiệu quả trong các bài tập đã lựa chọn trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn 60 học sinh nam lớp 12A3 và 12A5 trường THPT Thái Nguyên chia làm 2 nhóm có trình độ chuyên môn tương đương nhau:

• Mỗi học sinh thực hiện test 1 (bài tập đệm bóng qua lại). Hai học sinh đứng đối diện nhau đệm bóng qua lại, 1 người là phục vụ, 1 người kiểm tra chính thức. -Đánh giá: + Điểm 9 – 10: ≥ 20 quả. + Điểm 7 – 8: ≥ 15 quả. + Điểm 5 – 6: ≥ 10 quả. + Điểm 3 – 4: ≥ 5 quả. + Điểm 1 – 2: dưới 5 quả.

• Test 2: Mỗi học sinh thực hiện kỹ thuật động tác đệm bóng từ vị trí ô số 6 vào vị trí ô số 3 ( ô vuông có cạnh 2m), độ cao bóng là khoảng 2,5 m so với mặt đất, số lượng: 10 quả.

- Đánh giá:

+ Điểm 9 – 10: trên 7 quả. + Điểm 7 – 8: 6 quả. + Điểm 5 – 6: 5 quả. + Điểm 3 – 4: 4 quả. + Điểm 1 – 2: dưới 4 quả.

A 3m B 2.5m

3.2.3.2 Kết quả thực nghiệm

Để đảm bảo tính khoa học cho việc kiểm định và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn và quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá hiệu quả đệm bóng. Thực nghiệm và đối chứng thực nghiệm. Chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm Test x ± δ ; n1 = n2 = 30 Ttính Tbảng P Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Test 1 5.06 ± 1.12 5.05 ± 1.87 0.025 2.042 0.05 Test 2 3.97 ± 1.89 4 ± 1.86 0.06 2.042 0.05

Kết quả bảng 3 cho thấy: 1 5 2 4 3 6

• Test 1: Đệm bóng qua lại Ttính = 0.025 < Tbảng = 2.042

• Test 2: Đệm bóng từ vị trí ô số 6 vào vị trí ô số 3: Ttính = 0.06 < Tbảng = 2.042

Từ kết quả trên ta có thể kết luận: Trước thực nghiệm khả năng thực hiện kỹ thuật đệm bóng: Đệm bóng qua lại, đệm bóng từ vị trí ô số 6 vào vị trí ô số 3 của 2 nhóm là tương đương nhau, ở ngưỡng xác suất thống kê P > 0,05.

Trong quá giảng dạy vì thời gian có hạn chúng tôi chỉ thực hiện 8 giáo án, nội dung giảng dạy mang tính chất lồng ghép trong suốt quá trình thực hiện bài tập. Những giáo án kỹ thuật lúc đầu chúng tôi phân tích từng yêu cầu, yếu lĩnh kỹ thuật động tác sau đó mới kết hợp thành những bài tập kỹ thuật nguyên vẹn để áp dụng cho cả nhóm thực nghiệm.

Đầu tiên chúng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ sau phần khởi động chung và chuyên môn, nhằm tạo khả năng định hình kỹ thuật và những bước di chuyển hợp lý của người học nhằm khắc phục những sai lệch cơ bản về góc độ ra tay khi tiếp xúc bóng. Định hình được tính năng của đường bóng trong không gian, đồng thời ổn định tính nhịp điệu động tác. Chúng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ với sự lặp lại liên tục để học sinh ổn định động tác những đường bóng cơ bản khi thực hiện.

Khi lên lớp đặc biệt chúng tôi chú trọng việc sửa sai động tác cho học sinh, đề ra yêu cầu cao trong việc hình thành những động tác nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong suốt quá trình ứng dụng bài tập cho nhóm thực nghiệm.

Sau quá trình thực nghiệm (đưa ra các bài tập đã lựa chọn và tập luyện) chúng tôi tiến hành kiểm tra hiệu quả kỹ thuật trên cả 2 nhóm: thực nghiệm và đối chứng từ đó xác định được trình độ của 2 nhóm thực nghiệm và xác định

được hiệu quả của các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kiểm tra kết quả của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm Test x ± δ ; n1 = n2 = 30 Ttính Tbảng P Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Test 1 5.33 ± 1.59 6.67 ± 1.59 3,25 2.042 0.05 Test 2 4.93 ± 1.67 6.67 ± 1.28 4.508 2.042 0.05 Kết quả bảng 5 cho thấy thành tích của 2 nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt ở cả 2 chỉ tiêu đánh giá:

• Test 1: Đệm bóng qua lại. Ttính = 3.25 > Tbảng = 2,042

• Test 2: Đệm bóng từ vị trí ô số 6 vào vị trí ô số 3 Ttính = 4.508 > Tbảng = 2.042.

Như vậy, có thể thấy sau thực nghiệm thành tích của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Kết quả học tập kỹ thuật đệm bóng của học sinh nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Nguyên nhân của sự khác biệt đó là do nhóm thực nghiệm đã được vận dụng, tập luyện các bài tập và kỹ thuật đệm bóng hợp lý, có hiệu quả.

Tóm lại: qua những phân tích trên cho thấy ngoài những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm mà chúng tôi đã trình bày trên trong việc học môn bóng chuyền nói chung và kỹ thuật đệm bóng nói riêng thì còn một số nguyên nhân khách quan như: học sinh còn coi nhẹ môn học thể dục, tại các nhà

trường THPT thời gian học tập môn bóng chuyền còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đảm bảo ít đầu tư ngoài ra còn có các ảnh hưởng tác động đến quá trình tập luyện như: nhu cầu tiếp thu, khả năng phối hợp vận động và thể lực… Đã dẫn tới việc kém hoàn thiện và phát triển kỹ thuật trong bóng chuyền. Tất cả những lý do đó thúc đẩy chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu và đưa ra một số bài tập nhằm hoàn thiện và phát triển kỹ thuật đệm bóng ,bước đầu đã có những thành công. Nhưng nếu đầu tư nhiều thời gian chúng tôi chắc chắn thu được kết quả cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, giải quyết các nhiệm vụ cho phép chúng tôi rút ra kết luận sau:

1.1. Đối với học sinh trường THPT Thái Nguyên khi mới học kỹ thuật đệm bóng trong bóng chuyền còn mắc một số sai lầm cơ bản sau:

1. Bóng đi thấp

2. Bóng không đi theo ý muốn 3. Đánh bóng không có lực 4. Đệm bóng thiếu chủ động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xác định đúng những yếu điểm cơ bản và nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kỹ thuật đệm bóng là cơ sở để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện ở các giai đoạn tiếp theo.

1.2. Việc xác định đúng và hợp lý hệ thống các bài tập bổ trợ và các bài tập kỹ thuật, có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giúp cho người tập nhanh chóng nâng cao kỹ thuật đệm bóng trong bóng chuyền. Các bài tập mà chúng tôi đã nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng trên đây, qua thực nghiệm đã mang lại kết quả cao hơn thể hiện ở mức tăng trưởng thành tích có ý nghĩa so với các bài tập truyền thống qua chọn lọc.

2. Kiến nghị

2.1. Các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn trong đề tài đơn giản, dễ tập, có thể áp dụng để hoàn thiện kỹ thuật đệm bóng cho học sinh lớp 12 của trường THPT Thái Nguyên.

2.2. Cần tăng thêm trang thiết bị, phương tiện dụng cụ đề tập luyện bổ trợ và tập luyện kỹ thuật cho học sinh có điều kiện tiếp thu nhanh kỹ

thuật đệm bóng các phương tiện như: Băng ghi hình kỹ thuật, sân tập, tranh ảnh, dụng cụ bóng chuyền đầy đủ. Thường xuyên trao đổi phương pháp giảng dạy, huấn luyện giữa các trường với nhau.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, đây là công trình nghiên cứu bước đầu, kinh nghiệm khả năng còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự cộng tác giúp đỡ và góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, các HLV, các thầy cô giảng dạy bộ môn bóng chuyền để công trình được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Hùng Mậu, Lê Văn Xem: Lịch sử TDTT – NxbTDTT (1999)

2. Nguyễn Kim Minh: Một số đặc điểm phát triển thể chất của học sinh phổ thông Việt Nam (5 đến 18 tuổi), tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT 1959 – 1989 – Nxb TDTT Hà Nội (1998).

3. Thanh Ly – Nhã Thư: 101 bài luyện tập môn bóng chuyền – Nxb trẻ.

4. Nguyễn Xuân Sinh – Lê Văn Lẫm – Phạm Ngọc Viễn: Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT

10. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn: Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT Hà Nội

5. Nguyễn Đức Tuân – Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP – ĐHTN.(2005)

6. Cao Thái - Văn Hoạt - Đức Châu: Huấn luyện VĐV bóng chuyền trẻ - Nxb TDTT (2005).

7. Đào Thị Hoa Quỳnh – Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP – ĐHTN (2008).

8. Nguyễn Đức Văn: Phương pháp toán thống kê trong TDTT – Nxb TDTT (1993).

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả kiểm tra thành tích của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm:

STT Đối chứng Thực nghiệm Họ và tên Đệm bóng qua lại (điểm) Đệm bóng từ ô số 6 vào ô số 3 (điểm) Họ và tên Đệm bóng qua lại (điểm) Đệm bóng từ ô số 6 vào ô số 3 (điểm)

1 Nguyễn Hoài An 5 4 Phùng Anh Việt 6 3

2 Nguyễn Tuấn Anh 4 3 Phạm Thanh Tùng 8 8

3 Nguyễn Tuấn Anh 7 5 Dương Thế Tùng 7 5

4 Đỗ Hoàng Anh 5 4 Dương Đình Tuấn 2 2

5 Hoàng Thế Anh 9 2 Bùi Đức Tuấn 7 1

6 Đặng Ngọc Anh 4 6 Nguyễn Thế Chung 5 4

7 Trần Việt Bình 7 1 Hà Công Thành 4 4

8 Lương Chí Công 2 4 Trịnh Xuân Thành 4 3

9 Nguyễn Văn Đoàn 4 3 Lê Minh Thắng 5 2

10 Hà Phi Đức 6 2 Nguyễn Đức Thắng 6 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 Nguyễn Hoàng Hà 5 5 Nguyễn Đức Toàn 9 1

15 Nguyễn Vũ Hoàng 6 1 Lại Thế Cảnh 4 4

16 Vũ Việt Hoàng 3 4 Lê Ngọc Sơn 8 5

17 Phạm Văn Khánh 4 8 Lê Văn Quý 3 5

18 Phạm Văn Linh 5 5 Đoàn Quang 6 3

19 Toàn Đức Mạnh 4 3 Nguyễn Bảo Ngọc 1 4

20 Tăng Quốc Minh 8 5 Nguyễn Văn Hậu 4 6

21 Đồng Xuân Nguyên 7 2 Phạm Ngọc Duy 4 6

22 Trịnh Quân 5 3 Ngô Trọng Duy 5 1

23 Hoàng Giang Sơn 2 4 Hoàng Xuân Hiệp 2 3

24 Lê Anh Tuấn 6 4 Trần Trung Hiếu 5 3

25 Nguyễn Anh Tuấn 6 2 Trần Đông Dương 6 4

26 VŨ Thanh Tùng 4 3 Dư Ngọc Đăng 6 5

27 Nguyễn Thanh Tuyến 8 7 Vũ Anh Dũng 7 8

28 Nguyễn Xuân Vũ 2 5 Nguyễn Thành Bắc 5 7

29 Nguyễn Văn Xuân 6 8 Trần Xuân Lộc 4 4

30 Trần Bảo Yên 5 6 Đặng Xuân Trường 5.5 2

Phụ lục 2: Kết quả kiểm tra thành tích của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM HOÀN THIỆN KỸ THUẬT ĐỆM BÓNG MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT THÁI NGUYÊN (Trang 25)