Tính chọn tháp giải nhiệt

Một phần của tài liệu Thiết kế tủ cấp đông gió 2 tấnmẻ (Trang 46 - 50)

Theo công thức 10.12 trang 421 tài liệu [2] công suất giải nhiệt của tháp xác định như sau :

Qk = Gn.Cpn.∆ tn , W (4.2)

Trong đó:

- Gn :Lưu lượng nước của tháp, kg/s;

- Cpn : Nhiệt dung riêng của nước, Cpn = 4,186 kJ/kg.K;

- ∆ tn : Độ chênh lệch nhiệt độ của nước vào và ra tháp giải nhiệt. Với ∆ tn = tw2 - tw1 = 41 - 36 = 50C.

66,4 3,17 3,17 . 4,186.5 k n pn n Q G C t = = =

∆ → Lưu lượng nước qua tháp giải nhiệt : (kg/s) ≈ 3,17 l/s (kg/s) ≈ 3,17 l/s

Quy năng suất nhiệt ra tôn. Theo tiêu chuẩn CTI với 1 tôn nhiệt lượng tương đương 3900kcal/h, vậy:

Qk = 66,4 kW ≈ 55027kcal/h = 55027/3900 = 14,1 tôn

Tra bảng 10.2 trang 419 tài liệu [2]. Nhóm chọn tháp giải nhiệt Rinki của Hồng Kông kí hiệu FRK 15 với các thông số kỹ thuật như sau:

- Lưu lượng nước định mức 3,25 l/s

- Chiều cao tháp 1665 mm

- Đường kính tháp 1170 mm

- Đường kính ống nước dẫn vào 50 mm - Đường kính ống nước dẫn ra 50 mm - Đường kính ống xả tràn 25 mm

- Đường kính ống xả đáy 15 mm

- Lưu lượng quạt gió 140 m3/ph

- Đường kính quạt gió 630 mm

- Mô tơ quạt 0,37 kW

- Khối lượng tịnh 70 kg

- Khối lượng có nước 295 kg

- Độ ồn 50,5 dB

CHÝÕNG 52: Bình chứa cao áp

Bình chứa cao áp được bố trí ngay sau bình ngưng tụ, dùng để chứa lỏng môi chất ở áp suất cao, nhiệt độ cao giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, duy trì sự cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu. Nó được đặt ngay dưới bình ngưng và được cân bằng áp suất với bình ngưng bằng các đường cân bằng hơi và lỏng. Nó có tác dụng chứa toàn bộ lượng gas trong hệ thống khi cần sửa chữa bảo dưỡng.

Hình 4.2: Bình chứa cao áp

1. Kính xem gas; 2. Ống lắp van an toàn; 3. Ống lắp áp kế; 4. Ống lỏng về; 5. Ống cân bằng; 6. Ống cấp dịch; 7. Ống xả đáy

Theo quy định về an toàn thì sức chứa của bình chứa cao áp phải đạt 30% sức chứa của toàn bộ hệ thống bay hơi (bao gồm tất cả các tổ dàn và thiết bị làm lạnh không khí) đối với hệ thống cấp môi chất từ trên xuống. Ở đây ta sử dụng phương pháp cấp dịch tiết lưu trực tiếp vào dàn bay hơi - cấp dịch từ trên xuống. Thể tích bình chứa cao áp được xác định theo công thức 8.13 trang 306 tài liệu [1] như sau :

30,3. 0,3. .1,2 0,7. , (4.3) 0,5 dl BCCA dl V V = = V m

Ở phần tính chọn thiết bị bay hơi nhóm chọn 3 quạt có kí hiệu BOΠ-230, mỗi dàn có sức chứa 60 lít môi chất NH3. Vậy Vdl = 60 × 3 = 180 lít hay Vdl = 0,18 m3.

VBCCA = 0,7.Vdl = 0,7 × 0,18 = 0,126 m3

Theo Catalogue của hãng Wanxiang Trung Quốc. Nhóm chọn bình chứa cao áp có kí hiệu ZA-0.25A.

Bảng 4.2: Thông số kỹ thuật bình chứa cao áp kí hiệu ZA-0.25A

Kí hiệu

Thể tích bình

m3

Kích thước bình Kích thước ống nối Khối lượng kg D mm L mm H mm D mm ZA-0.25A 0,245 412 246 2 750 25 230

CHÝÕNG 53: Bình trung gian ống xoắn

a) Công dụng

Là thiết bị làm mát trung gian các cấp nén trong hệ thống lạnh máy nén nhiều cấp. Ở đây ta sử dụng thiết bị làm mát trung gian là bình trung gian đặt đứng có ống xoắn ruột gà. Bình trung gian có ống xoắn ruột gà ngoài việc sử dụng để làm mát trung gian, bình còn có thể sử dụng để:

+ Tách dầu cho dòng gas đầu đẩy máy nén cấp 1; + Tách lỏng cho gas hút về máy nén cấp 2;

+ Quá lạnh cho lỏng trước khi tiết lưu vào dàn lạnh nhằm giảm tổn thất tiết lưu.

Hình 4.3: Cấu tạo bình trung gian có ống xoắn

1. Hơi hút về máy nén cao áp; 2. Hơi từ đầu đẩy máy nén hạ áp đến; 3. Tiết lưu vào; 4. Cách nhiệt; 5. Nón chắn; 6. Lỏng ra;

7. Ống xoắn ruột gà; 8. Lỏng vào; 9. Hồi lỏng; 10. Xả đáy;

11. Chân bình; 12. Tấm bạ; 13. Thanh đỡ; 14. Ống góp lắp van phao; 15. Ống lắp van an toàn, áp kế

b) Cấu tạo

Bình trung gian có cấu tạo hình trụ, có chân cao, bên trong bình bố trí ống xoắn làm lạnh dịch lỏng trước tiết lưu. Bình có trang bị hai công tắc phao khống chế mức dịch, các công tắc phao được nối vào ống góp 14 để lấy tín hiệu. Công tắc phao trên V1 bảo vệ mức dịch cực đại của bình, nhằm ngăn ngừa lỏng hút về máy nén cao áp. Khi mức lỏng trong bình dâng cao đạt mức cho phép, công tắc phao tác động đóng van điện từ 3 cấp dịch vào bình. Công tắc phao phía dưới V2 khống chế mức dịch cực tiểu nhằm đảm bảo các ống xoắn luôn ngập trong dịch lỏng. Khi mức dịch dưới hạ xuống thấp quá mức cho phép, công tắc phao V2 tác động mở van điện từ cấp dịch cho bình. Ngoài công tắc phao, bình còn được trang bị van an toàn và đồng hồ áp suất lắp ở phía trên thân bình.

c) Hoạt động

Gas từ máy nén cấp 1 đến bình được dẫn sục vào khối lỏng có nhiệt độ thấp và trao đổi nhiệt một cách nhanh chóng. Phần cuối ống đẩy 2, người ta khoan nhiều lỗ nhỏ để hơi sục ra xung quanh đều hơn. Phía trên thân bình có các nón chắn có tác dụng chắn không cho lỏng hút lên phía trên để tránh hiện tượng hút lỏng về của máy nén tầm cao. Dòng lỏng tiết lưu hòa trộn với hơi quá nhiệt cuối quá trình nén tầm thấp, trước khi dưa vào bình. Ống hơi hút về máy nén cấp 2 được bố trí nằm phía trên các nón chắn. Bình trung gian được bọc cách nhiệt, bên ngoài cùng bọc lớp tôn bảo vệ.

Một phần của tài liệu Thiết kế tủ cấp đông gió 2 tấnmẻ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w