Cần có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao đạo đức trong công việc kinh doanh của mình

Một phần của tài liệu Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở thị trường chứng khoán VN hiện nay (Trang 25 - 26)

đức trong công việc kinh doanh của mình

Đạo đức là một phạm trù mà con người luôn vươn cần vươn lên để đạt tới nó. Rất khó kiểm soát đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật rất nhiều. với đạo đức trong kinh doanh , vấn đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ đạo đức trong ngắn hạn thường không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới là mục đích chính trong doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan có liên quan tới việc kinh doanh chứng khoán cần có những giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh chứng khoán. Và các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này….. ngược lại những cơ quan này cũng cần có biện pháp phạt những doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong kinh doanh chứng khoán với mức phạt tương xứng.

Đạo đức trong kinh doanh chứng khoán là một vấn đề khá mới mể tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam hiện nay đang có chủ trương nâng cao trình độ nhận thức cho doanh nghiêp và cho người dân. Có được yếu tố thuận lợi này và truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt Nam , hy vọng trong thời gian tới vấn đề đạo đức trong kinh doanh chứng khoán sẽ được cải thiện.

KẾT LUẬN:

Vì gắn với lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp nên TTCK ngày càng phát triển thì đạo đức của người hành nghề chứng khoán cũng càng phải coi trọng. Nếu tiếp tục để tình trạng có những hiện tượng lừa đoạt chiếm đoạt tài sản, làm giá chứng khoán hay việc mua khống bán khống chứng khoán….thì tính minh bạch, công bằng trong hoạt động giao dịch chưa đến khi nào mới trở thành hiện thực. Thời gian qua chúng ta đã coi nhẹ đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán dẫn đến một số hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều công ty chứng khoán đã lặng lẽ cho nhân viên thôi việc nhưng ngay sau đó những người phạm lỗi này lại chuyển sang công ty chứng khoán khác làm việc, đúng ra những người này cần phải chịu phạt nặng hơn, không chỉ là sự cảnh cáo phạt tiền, mà thậm chí họ còn phải chịu truy tố trước pháp luật, không đáng được trọng dụng ở bất kì công ty chứng khoán nào.

Thị trương cần có hồi chuông cảnh báo về sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK- những vi phạm đó đã và đang làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Gần đây bối cảnh thị trường ảm đạm, nhiều công ty đã cho nghỉ việc một số nhân viên hành nghề, những nhân viên còn lại được tổ chức học về đạo đức nghề nghiệp. Đây chính là thời kì các công ty chứng khoán cần chấn chỉnh, củng cố, xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư và cũng là thời gian để chọn lọc những nhân viên hành nghề đủ

phẩm chất đạo đức. Lãnh đạo các công ty cần có sự liên kết và thông tin cho nhau để kiểm soát tốt hơn đạo đức nghề nghiệp của chính các nhân viên mình quản.

Một phần của tài liệu Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở thị trường chứng khoán VN hiện nay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(26 trang)
w