Lựa chọn công thức hạt cốm Erythromycin Stearat để đóng nang đảm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất cơ lý, hóa lý của nguyên liệu và bán thành phẩm thuốc, phương pháp xác định và ứng dụng trong bào chế thuốc viên (Trang 33 - 36)

đảm bảo hàm lượng dược chất và độ hoà tan

Theo yêu cầu của một xí nghiệp dược phẩm tạo hạt đóng nang số 0 chứa 250mg Erythromycin đi từ nguyên liệu Erythomycin Stearat (98,5%), chúng tôi tiến hành thử làm hạt với 3 công thức:

Cống thức 1; (theo công thức 1 Công ty nước ngoài)

Erythromycin stearat 346,5mg (cho 1 nang)

Natri starch glycollat 36,7mg

Tween 80 5,0mg

Magnesi stearat 11,0mg

Talc ll.Omg

Ethanol 96% 10,0mg

Cách làm hat:

Trộn bột kép Erythromycin và Natri starch glycollat đồng nhất. Hoà tan Tween 80 trong dung dịch Ethanol - nước. Làm ẩm khối bột kép, xát hạt qua rây l,0mm, sấy ở 45° - 50°c tới hàm ẩm 2,5 - 3%, sửa hạt qua rây 0,8mm. Thêm tá dược trơn còn lại.

Xác định tỷ trọng biểu kiến của khối hạt là 0,48g/cm3. Độ hoà tan của nang (đóng đủ hàm lượng phải nén hạt 2 lần trong vỏ đóng thuốc) không đạt yêu cầu (50,8%)-

Cổng thức 2: Thêm PVP (với mục đích tăng tỉ trọng và độ hoà tan)

Cống thức 3: Thêm PEG 6000 (với mục đích tăng tỉ trọng và độ hoà tan)

Cách làm hạt công thức 2 và hạt công thức 3 tương tự như đối với công thức 1, khác ở thành phần dung dịch Tween 80 trong Ethanol - nước có thêm PVP hoặc PEG.

Kết quả đo độ hoà tan của các mẫu nang đươc ghi trên bảng 2.8.

Bảng 2.8: Kết quả đo độ hoà tan của các mẫu nang

Mẫu nang

Độ hoà tan (%)

Nang 1 Nang 2 Nang 3 Nang 4 Nang 5 Nang 6 Công thức 1 47,7 53,1 50,4 52,6 54,0 48,6 Trung bình: 50,8 ±1,0 Công thức 2 52,0 57,8 55,5 59,4 50,1 50,3 Trung bình: 54,2 ±1,5 Công thức 3 79,1 81,6 78,8 76,7 82,1 75,9 Trung bình: 79,0 ± 1,0

- Tỷ trọng biểu kiến của 2 loại hạt đều cho thấy không đủ lớn để đóng nang theo cách đổ hạt từ phễu vào nang. Hạt công thức 2 có d = 0,49. Hạt công thức 3 có d = 0,57.

- Phương án kỹ thuật đóng nang đề nghị dùng thiết bị đóng nang có sự nén ép bột, hạt trong quá trình phân liều hoặc dập cán hạt để tăng hơn mức tỷ trọng của hạt đóng nang.

- Kết quả dùng PVP làm tăng độ hoà tan nhưng chưa đạt được yêu cầu (54,2%), thêm PEG vào công thức hạt 3 đã làm tăng độ hoà tan, đạt yêu cầu theo DĐVN m (79%).

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XƯÂT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất cơ lý, hóa lý của nguyên liệu và bán thành phẩm thuốc, phương pháp xác định và ứng dụng trong bào chế thuốc viên (Trang 33 - 36)