Phát hành giấy tờ có giá 12.293.035 4.397.225
Các khoản nợ khác 22.042.795 20.756.405
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 832.299.260 722.408.638
Bảng 2: Nợ phải trả NHTM (trích báo cáo thường niên Agribank 2015)
Các khoản cần lưu ý cũng như chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả của NHTM bao gồm: các khoản nợ Chính phủ và NHNN, tiền gửi và tiền vay các TCTD khác, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá (GTCG).
Nhìn vào bảng 2 chúng ta có thể thấy nguồn vốn Agribank đang tập trung trong giai đoạn vừa qua từ năm 2014 đến cuối năm 2015 là tiền gửi khách hàng, khoản mục này đã giảm từ hơn 763 nghìn tỷ xuống còn hơn 656 nghìn tỷ đồng, trong khi đó các khoản vay Chính phủ, NHNN và các TCTD khác tăng lên qua 2 năm. Nguyên nhân chủ yếu nhất có lẽ là do sự cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng khi mà càng có nhiều ngân hàng mà lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm nó ảnh hưởng hầu như đến quyết định gửi tiền của khách hàng, nên việc huy động nguồn vốn từ dân chúng (nguồn vốn có chi phí gần như là thấp nhất) đã không dễ dàng như trước. Nguồn vốn này có nhược điểm đó là ngân hàng không chủ động được số lượng và thời hạn theo mong muốn, vì thế để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngân hàng còn cần huy động từ những chủ thể, thị trường hoặc công cụ tài chính khác.
Ngoài ra, ngân hàng còn huy động được từ một số nguồn khác, làm phong phú danh mục để giảm thiểu rủi ro về thanh khoản, tận dụng tính linh hoạt do các dòng tiền này mang lại.
ĐVT: triệu đồng
Đối tượng khách hàng Năm 2014 Năm 2015
Tiền gửi của cá nhân 586.216.539 509.202.451 Tiền gửi của các đối tượng
khác 1.379.406 1.223.504
Tổng 763.361.419 656.271.081
Tiền gửi của khách hàng theo đối tượng khách hàng (trích báo cáo thường niên Agribank 2015)
Dòng tiền từ cá nhân vẫn là nguồn vốn lớn của ngân hàng. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính ổn định của nguồn vốn khi mà tập quán, thói quen tiêu dùng, đầu tư nhỏ lẻ đã ăn sâu vào mỗi người dân Việt Nam. Vì thế ngân hàng cần dự trữ một lượng tiền mặt đủ lớn và phù hợp để đề phòng các tình huống có thể xảy ra dẫn đến mất khả năng thanh khoản.
5.4. Mức độ đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo khả năng chi trả và các quy định khác của NHNN.
Tỷ lệ thanh khoản theo quy định của NHNN như sau:
- Tỷ lệ thanh khoản tối thiểu giữa các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu niêm yết và tổng nợ phải trả là 18,33%.
Nhận xét: Agribank đã duy trì một tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản cao trên
nợ phải trả rất lớn, đảm bảo khả năng chi trả khi có sự việc ngoài ý muốn xảy ra, tránh rơi vào tình trạng mất thanh khoản, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Có thể trong tình hình hiện nay, ngân hàng nào cũng cẩn thận hơn về nguồn vốn của mình. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể hơi lớn, dẫn đến chi phí tăng cao, ngân hàng nên tính toán lại để dự trữ cho mình lượng tài sản này với tỷ lệ hợp lý hơn.
Như vậy, qua các số liệu công bố trên BCTC, chúng ta có thể khẳng định rằng, Agribank đã chấp hành tốt các quy định của NHNN về đảm bảo khả năng thanh khoản