CÁCH TIẾN HÀNH TRÒ CHƠI LUCKY NUMBER

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THPT (Trang 28 - 32)

2.1. Tên trò chơi: Lucky number 2.2. Nội dung để tổ chức trò chơi 2.2. Nội dung để tổ chức trò chơi

Thầy cô có thể áp dụng cho tất cả các phần (Task) trong sách giáo khoa có các câu hỏi với từ hỏi. Các dạng đặt câu, ...

2.3. Cách thức phân nhóm

Chúng ta có thể chia cả lớp thành hai, ba hoặc bốn nhóm (tuỳ thuộc vào số lượng học sinh và cách xếp chỗ ngồi). Mỗi nhóm tự cử ra một nhóm trưởng. Nhóm trưởng là người được chọn số và chỉ đạo các thành viên trong nhóm đưa ra câu trả lời.

2.4. Luật chơi

Tuỳ theo số lượng câu hỏi trong phần ứng dụng để dạy, giáo viên có thể đưa thêm 2 - 3 con số may mắn (Lucky number). Mỗi đội được chọn một lần một vòng, thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu là từ 15 - 20 giây. Nếu sau khoảng thời gian đó đội này không trả lời được hoặc trả lời sai thì đội khác được quyền trả lời. Hết vòng thứ nhất thì tiếp tục vòng thứ hai cho đến hết. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 hoặc 10 điểm tùy theo quy định của giáo viên. Nếu đội nào mở được “Lucky number” thì được thưởng ngay số điểm đó mà không cần phải trả lời.

Hoặc nếu “Lucky number” được gắn với 1 yêu cầu thì nếu thực hiện được yêu cầu đó, đội đó sẽ được 2 hoặc 20 điểm…

2.5. Kết thúc trò chơi

Khi học sinh trả lời hết toàn bộ câu hỏi thì giáo viên xem nếu đôi nào giành được nhiều điểm nhất sẽ là đội chiến thắng.

Đây là một trò chơi hấp dẫn học sinh. Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý đến những vấn đề sau:

- Lớp ồn: Số lượng học sinh trong mỗi lớp thường từ 40 đến 50 học sinh nên khi tổ chức trò chơi, các đội mang tính chất thi đấu nên nếu giáo viên điều hành không khéo léo thì sẽ dẫn đến lớp quá ồn ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh, đồng thời các câu trả lời của các đội sẽ không rõ.

- Một số học sinh không hoạt động: Do các hoạt động được tổ chức theo nhóm nên sẽ có nhiều học sinh lười học, ý thức tự giác kém không tham gia vào việc thảo luận. Vì vậy, giáo viên cần để ý quan sát lớp để nhắc nhở khéo léo.

- Mất nhiều thời gian: Trong một số trường hợp, học sinh không thể đưa ra được câu trả lời thì giáo viên nên hướng dẫn hoặc chữa một cách khéo léo. Nếu không, thời gian dành cho trò chơi quá dài chiếm hết thời gian của các hoạt động khác.

PHẦN IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SKKN của tôi đã áp dụng tại trường THPT Thái Hòa, tôi chọn hai lớp để áp dụng nghiên cứu cho đề tài này là lớp 10A1 và lớp 10C5. Nhìn chung các em đều ngoan và có thái độ kính trọng thầy cô giáo, cả hai lớp đề thuộc nhóm lớp cơ bản và tự nhiên. Số tiết dạy học kỳ 1 là 2 tiết/lớp/tuần, học kỳ 2 là 2 tiết/tuần/lớp.

Phương pháp tích cực này thích hợp với mọi đối tượng học sinh và thực sự có hiệu quả đối với học sinh từ Yếu đến Trung Bình, Khá, Giỏi, học sinh hứng thú tìm tòi, chủ động học tập, phát hiện nhanh vấn đề và việc vận dụng kiến thức lý thuyết để giải các bài tập, giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Năm học vừa qua tôi đã áp dụng vào giảng dạy và hướng dẫn học sinh khá tốt. Đã tổ chức báo cáo sáng kiến trước đơn vị và được hội đồng đánh giá cấp trường nhận xét, đánh giá, có khả năng nhân rộng.

Kết quả áp dụng:

Thời điểm

Chất lượng

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

10A1 10C5 10A1 10C5

Điểm 9-10 12 6 25 14

Điểm 7-<9 19 9 15 17

Điểm 5-<7 14 15 5 1

Điểm <5 0 5 0 3

Bảng 2. Kết quả thu được cuối kỳ I và hết năm học

Thời điểm Học lực

Hết học kỳ I Hết năm học

10A1 10C5 10A1 10C5

Giỏi 21 4 29 12

Khá 24 22 16 23

Trung bình 0 9 0 0

Yếu 0 0 0 0

Từ kết quả đạt được của học sinh thì nhận thấy các giải pháp mà tác giả đưa ra đã có khả năng thúc đẩy sự hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn và kết quả cũng được nâng lên.

PHẦN THỨ V: KẾT LUẬN

1. Nhận định chung

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng cho thấy đây là một sáng kiến tốt có thể ứng dụng lâu dài trong dạy học đem lại kết quả rất cao, đáp ứng rất tốt các nhu cầu của giáo viên trong giảng dạy không chỉ cho môn tin học mà là tất cả các môn còn lại, ngoài công việc giảng dạy còn rất hữu ích trong việc áp dụng thực tế vào giải quyết các bài toán lớn trong đời sống.

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng và giúp học sinh tìm ra phương pháp tự học, tự nghiên cứu là sự thành công của giáo viên.

Từ những kết quả trên tôi luôn thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa, luôn trao đổi kiến thức, không ngừng học tập bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo tài liệu để phát huy và đổi mới phương pháp dạy, tích cực chủ động giúp học sinh say mê học tập môn Tin học.

2. Bài học kinh nghiệm:

Giáo viên cần phải khơi dậy sự yêu thích môn học bằng việc đầu tư thời gian thiết kế các giáo án điện tử, các sơ đồ tư duy. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần khởi động (mở bài, giới thiệu vào bài mới).

Thường xuyên, tích cực dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm và tăng cường sự chuẩn bị chu đáo cho các bài dạy.

Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu cho đến hết tiết học, tạo cho các em sự hứng thú vui tươi, học để mà vui - vui để mà học, tránh gò ép đối với học sinh.

Trong mỗi giờ học sau mỗi thành quả đạt được của học sinh nếu kèm theo lời khen ngợi, biểu dương của giáo viên nữa càng khuyến khích các em mạnh dạn hơn trong việc xây dựng bài.

3. Kiến nghị và hướng phát triển

Trong điều kiện nghiên cứu đề tài còn hạn chế, phạm vi hẹp. Những cách thức, những cung bậc gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn tin học là hết sức phong phú. Mỗi người có một phương pháp, biện pháp của riêng mình.

Với kinh nghiệm nhỏ nhoi trên đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, mong rằng có những ý tưởng hay hơn, bổ ích hơn, để bổ sung chỉnh sửa để đề tài này thêm hoàn thiện, để tôi có thêm hành trang phục vụ chuyên môn của mình ngày càng tốt hơn trong những năm học tới.

Tôi sẽ tiếp tục phát triển ý tưởng này trong các sáng kiến tiếp theo theo hướng phát triển áp dụng đặc thù bộ môn, linh động trong cách thực hiện tại địa phương giảng dạy.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tin học 10 NXB Giáo dục.

2. Sách giáo viên, sách bài tập tin học 10 NXB Giáo dục. 3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học.

4. Mô hình trường học VNEN. 5. Thông tin từ Internet.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THPT (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w