Nghệ thuật ngôn từ

Một phần của tài liệu slide : Đề tài Bản sắc văn hoá trong văn học các dân tộc thiểu số (Trang 30 - 36)

3.Nghệ thuật

3.2. Nghệ thuật ngôn từ

Câu văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

Ví dụ:

Người đàn bà sững sờ… trái tim bà như bị những ngọn roi quất mạnh. Bà thấy ngực mình đau buốt. Gương mặt đẹp của bà chợt dài thưỡn tuyệt vọng(Ngôi nhà xưa bên suối)

3.2. Nghệ thuật ngôn từ

Ngôn ngữ đậm chất sử thi.

Ví dụ:

Hãy gọi thêm ông Mo, bà Máy. Hãy múa Pồn Pôông. Hãy kê thêm thật nhiều những chiếc máng giã gạo ở ngoài sân. Ơi! Những người Mường trong yêu quí! Ơi! Những người làng Chiềng Đông thân thiết

3.2. Nghệ thuật ngôn từ

Sử dụng thành ngữ, tục ngữ giàu sắc thái địa phương

Ví dụ:

o Sống lấy người, chết lấy xương! chỉ như thế lòng ta mới được thanh thản, toại nguyện (Cực lạc – Cao Duy Sơn) – sự thủy chung trong tình yêu

3.2. Nghệ thuật ngôn từ

Đưa ngôn ngữ dân tộc vào tác phẩm văn chương

Ví dụ:

Kẹo bột phải không? Kỷ lai (bao nhiêu) hào đây? (chòm ba nhà – Cao Duy Sơn)

3.2. Nghệ thuật ngôn từ

Vận dụng lối so sánh, liên tưởng, cách nói ước lượng, giàu hình ảnh Ví dụ:

Mảy Lìn được ví “như hoa mùa xuân ngậm vàng nắng sớm. Da tóc thơm ngát như cốm đầu mùa”.

“thân thể nàng, da dẻ nàng, đến cặp mắt trong sáng và cả đôi môi kia như được chắt ra từ bình minh trong sương, từ ánh trăng dịu hiền của trời thu trong vắt, từ hoa, từ lá, từ dòng suối rừng tinh khiết ngọt ngào”

3.2. Nghệ thuật ngôn từ

Giàu chất thơ

Ví dụ:

“Tiếng sa quay nghe êm như tiếng gió ngàn, trong như tiếng sé gió của cánh chim yến mùa thu. Một thời, tiếng sa ru ta nằm ngủ say lúc nào không biết, bên cạnh mẹ ta kéo sợi suốt đêm trường. lớn lên, ta nghe tiếng sa quay trên sàn nhà ai mà lòng xao xuyến; tiếng sa không có tiếng sóng mà ta như say sóng; tiếng sa là âm thanh không phải chất lỏng cay nồng nồng mà ta thấy say như uống rượu nồng” (Trong tiếng sa quay – Triều Ân)

Một phần của tài liệu slide : Đề tài Bản sắc văn hoá trong văn học các dân tộc thiểu số (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(37 trang)