Đối với bản thân ông Lô Vĩnh Linh

Một phần của tài liệu Phong cách người lãnh đạo, quản lý và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại UBND huyện văn lãng (Trang 28 - 31)

Đối với lãnh đạo cơ quan cần phải tạo được cơ chế tốt để các cán bộ có

điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao thì hiệu quả công tác sẽ cao; quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số cán bộ, công chức về thái độ, hành vi ứng xử với đồng nghiệp và nhân dân từ những việc làm rất nhỏ như cảnh trí nơi làm việc, ghế, bàn, nước uống... nhằm góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức “Trung thành – Tận tụy – Sáng tạo – Gương mẫu”, của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng công sở văn minh là một hướng đi đúng, có tính tất yếu song cần đi vào thực chất chứ không nên dừng lại ở hình thức, chạy theo thành tích. Quy chế văn hóa công sở của UBND huyện Văn Lãng sẽ không thể đạt kết quả cao nếu chúng ta chỉ biết hô khẩu hiệu hoặc quy định rồi bỏ đó. Do vậy, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần phải tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, lãnh đạo, đồng thời phải biết quan tâm đến ý kiến của những người dân có tham gia vào lĩnh vực phụ trách để có những điều chỉnh kịp thời. Phải có sự thống nhất về nhận thức chung, coi việc thực hiện văn hóa công sở chính là một

phần của nhiệm vụ cải cách hành chính và mỗi cán bộ, công chức cũng cần nhận thức được công việc của mình là phục vụ nhân dân, những người đang nộp thuế để trả lương cho mình.

Văn hoá công sở bị ảnh hưởng rất nhiều từ người đứng đầu tổ chức. Do đó, thủ trưởng cơ quan cần phải tiếp tục gương mẫu thực hiện Quy chế văn hoá công sở và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức tại đơn vị minh như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về văn hóa công sở và tầm quan trọng của văn hóa công sở trong môi trường làm việc hiện nay. Có chính sách và cơ chế quan tâm đến đời sống cán bộ, công chức. Lãnh đạo bên cạnh việc tuyển chọn, sắp xếp công việc phù hợp còn phải tạo ra môi trường làm việc thân thiện, kịp thời biểu dương khen thưởng những cá nhân xuất sắc, quan tâm đến đời sống của cán bộ, công chức khi ốm đau, hiếu, hỷ. Ngoài ra, ban lãnh đạo cần tiếp tục triển khai phương án tu sửa, nâng cấp trụ sở, góp phần nâng cao mỹ quan đô thị, tạo môi trường làm việc thuận lợi hơn cho cán bộ, công chức trong cơ quan.

Tóm lại, Trong khi xã hội ngày càng tiến bộ, con người ngày càng văn minh thì văn hóa công sở đòi hỏi ngày càng phải được tôn trọng thực thi làm cho năng suất, hiệu quả công việc được cải thiện. Người lãnh đạo phải là người đi đầu, làm gương, cho cán bộ, công chức, xoá bỏ tư tưởng, thói quen, phong cách làm việc, ứng xử lỗi thời, lạc hậu trong một số bộ phận cán bô, công chức. Việc xây dựng, nâng cao và phát triển văn hóa công sở tại UBND huyện Văn Lãng cộng với sự lãnh đạo tài tình, thấu tình đạt lý của ông Lô Vĩnh Linh góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ .

KẾT LUẬN

Trong tình hình ngày càng đổi mới đi lên của đất nước ta hiện nay, văn hóa công sở đóng vai trò vô cùng quan trọng nó là thước đo đánh giá nhân cách, phẩm chất mỗi con người. Ở đâu thực hiện tốt văn hóa công sở, thì ở có có tinh thần đoàn kết, thống nhất nội bộ, tạo ra chất lượng hiệu quả công việc cao. Văn hóa công sở còn là cầu nối cho các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân hay giữa các cơ quan với nhau. Xây dựng tốt văn hóa công sở cũng chính là xây dựng được hình ảnh đẹp của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, để có được những thành tựu nhất định thì không thể thiếu sự tác động của người lãnh đạo, quản lý và nhất là phong cách lãnh đạo của họ, bởi vì, phong cách người lãnh đạo, quản lý là yếu tố hình thành nên văn hóa công sở.

Mặc dù việc xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Văn Lãng đã tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cụ thể như: nhận thức về văn hóa của một số cán bộ, công chức là chưa dầy đủ, vẫn còn thiếu các chuẩn mực về văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi phạm, việc đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Dẫn đến hiệu quả công việc còn thấp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ quan. Do đó, đòi hỏi ở người lãnh đạo, quản lý cần có sự thay đổi sao cho linh động, hợp lý hơn nữa trong phong cách lãnh đạo của mình, họ cần phải khích lệ, nêu cao tinh thần tự giác, có trách nhiệm trong công việc được giao của mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan. Mặt khác, tích cực tuyên truyền thường xuyên hơn cho các cán bộ, công chức về thực hiện văn hóa công sở. Đồng thời, cần phải có sự quản lý chặt chẽ, áp dụng những biện pháp thiết thực, rõ ràng hơn như đã nêu trên để đưa vào thực hiện. Với bản thân ông Lô Vĩnh Linh cần đưa ra những giải pháp cụ thể, giúp họ tạo động lực trong công việc, tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, năng động hơn, để tạo ra nét văn hóa công sở độc đáo riêng cho cơ quan mình, nhằm tạo dựng hình ảnh tốt đẹp với các cơ quan khác.

Một phần của tài liệu Phong cách người lãnh đạo, quản lý và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại UBND huyện văn lãng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w