Để giải quyết những khó khăn và tồn tại, ngoài việc áp dụng các giải pháp trực tiếp, Ngân hàng nên áp dụng một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động của chi nhánh. Những giải pháp trực tiếp giúp ngân hàng có thể đạt được kết quả như mong muốn một cáh nhanh chóng nhưng phải có các giải pháp hỗ trợ thì kết quả đạt được mới lâu dài và ổn định bền vững. Sau đây là một số giải pháp hỗ trợ.
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng sử dụng vốn.
Để khai thác và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động thì ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì nó là yếu tố quyết định đến hoạt động huy động vốn. Sử dụng vốn có hiệu quả thì mới kích thích hoạt động huy động vốn, có tạo được vốn thì mới có thể sử dụng vốn và ngược lại. Vì vậy ngân hàng chỉ có thể hoạt động tốt trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng là một biện pháp để nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai. Ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc hiện nay thu hút được bao nhiêu nguồn vốn mà
lượng tín dụng giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo thu hồi vốn đúng thời hạn để tiếp tục cho vay. Những thông tin về nhu cầu mở rộng tín dụng cần chính xác để trên co so đó ngân hàng luôn có đủ vốn cho kinh doanh, tránh tác động xấu của việc ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn. Để thực hiện được yêu cầu đó chất lượng của công tác thẩm định cũng phải không ngùng được nâng cao .
Hiện nay NHNo&PTNT huyện Vụ Bản mới chỉ thực hiện các nghiệp vụ truyền thống như: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay cầm đồ... Chưa thực hiện các nghiệp vụ: cho vay ứng trước, cho thuê tài chính... Vì vậy ngân hàng nên mở rộng phát triển các ngiệp vụ này để thu hút khách hàng, tăng dư nợ. Mặt khác dư nợ của chi nhánh chủ yếu là dư nợ hộ sản suất, tỷ trọng cho vay với các doanh nghiệp còn rất nhỏ. Nếu chi nhánh tăng trưởng được dư nợ với các doanh nghiệp thì dư nợ của chi nhánh sẽ tăng lên một cách đáng kể. Muốn vậy chi nhánh cần thường xuyên chọn lọc, phân loại khách hàng để từ đó có chính sách, cơ chế tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
3.22.2 Mở rộng và cải tiến các dịch vụ
Ngày nay các ngân hàng luôn chú ý phát triển các dịch vụ và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các dịch vụ của ngân hàng luôn được đổi mới do áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, thông qua hoạt động cung ứng các dịch vụ cho khách hàng ngân hàng sẽ nắm bắt được những thông tin về khách hàng, nguồn vốn của khách hàng, biết được lúc nào khách hàng thừa hay thiếu vốn để có biện pháp giúp đỡ.Trong thời gian tới NHNo&PTNT huyện Vụ Bản có thể xem xét hoàn thiện và đưa ra các dịch vụ sau:
- Phát triển và hoàn thiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền
- Dịch vụ bảo quản giấy tờ, tài sản cho khách hàng....
3.2.23 Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cô uy tín của ngán hàng.
Đối với mỗi NHTM uy tín quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi ngân hàng thực sự có uy tín, tạo được lòng tin với khách hàng thì khách hàng mới biết đến và sử dụng các dịch vụ của ngân hàngmột cách thường xuyên và liên tục.
Một trong những yếu tố để nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng chính là chất lượng phục vụ của ngân hàng đối với khách hàng. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng thể hiện ở nhiều yếu tố: Mức độ phong phú của các dịch vụ, thời gian phục vụ, thái độ phục vụ, trình độ nghiệp vụ, các tiện ích mà sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mang lại cho khách hàng... Muốn có được uy tín cao trên thị trường ngân hàng nên làm các việc sau:
- Luôn giữ chữ tín với khách hàng, đảm boả đủ khả năng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu.
- Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu sai sót, nếu có sai sót phải xử lý kịp thời và bồi thường thoả đáng nếu sai sót gây thiệt hại cho khách hàng.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định mọi sự thành bại của ngân hàng. Để có thể phát triển kinh doanh, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, thì ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm, có nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp... Để có được điều này ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược con người phù hợp bắt đầu từ khâu tuyển dụng, sắp xếp và bố trí công tác đến việc đào tạo cán bộ, cử cán bộ đi học, tập huấn. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo, mời chuyên gia đến
để có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người dân, tạo cho người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.... Mặt khác ngân hàng cần tăng thời gian giao dịch với khách hàng bằng cách làm việc ngoài giờ hành chính và vào ngày thứ bảy, chủ nhật vì hiện nay giờ giao dịch của ngân hàng trùng với giờ làm việc của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nên gây khó khăn cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng vì thế tăng thời gian giao dịch sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.'
- Tăng cườngcông tác tuyên truyền, quảng cáo: Để có được hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng, trước hết ngân hàng phải được khách hàng biết đến. Một trong những giải pháp cần làm là tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo. Thông qua hoạt động tuyên truyền quảng cáo khách hàng có thể lựa chọn, so sánh, thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng. Khách hàng chỉ tin tưởng và đến với ngân hàng khi họ thực sự hiểu biết về ngân hàng. Do đó các NHTM cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo dưới mọi hình thức giúp khách hàng hiểu biết được những lợi ích mà khách hàng có thể có khi giao dịch với ngân hàng. Trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã thực hiện tuyên truyền, quảng cáo nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Trong thời gian tới Ngân hàng Vụ Bản cần tiến hành các biện pháp quảng cáo mới như: phát tờ rơi, tổ chức tuyên truyền quảng cáo thông qua các tổ vay vốn, các buổi họp dân....
3.22.4 Hiện đại hoá công nghệ ngán hàng
Trong thời đại ngày nay việcáp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành vấn đề sống còn và đã làm cho bộ mặt các NHTM thay dổi. Đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán, nếu lốc dộ thanh toán nhanh sẽ gỏp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách hàng,
qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt đuợc thực hiện tốt sẽ thu hút các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng làm tốt công tác thanh toán sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng và mặt khác thu hút được ngày càng nhiều vốn để tiến hành cho vay phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế ngày càng có hiệu quả và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Vụ Bản đã được đầu tư nhiều công nghệ mới khá hiện đại nhưng trong thời gian tới ngân hàng cần đầu tư hơn nữa các công nghệ mới hiện đại hơn để có thể thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đạc biệt là dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Qua đó ngân hàng có thể thu hút được nhiều tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân, giúp ngân hàng tăng uy tín, củng cố vị trí của mình trong nền kinh tế.
Như vậy hiện đại hoá một mặt có thể thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế mặt khác nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHAM THựC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH.
3.3.1.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mò
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Nó tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng gây không ít khó khăn, cản trở công tác huy động vốn. ổn định kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp
nhiều chính sách như: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại... trong đó chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng đối với ngân hàng.
Đối với nền kinh tế hiện nay một trong những nội dung của việc tạo lập kinh tế vĩ mô chính là việc: chống lạm phát, ổn định tiền tệ. Nó chính là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp có hiệu quả. Thực tế đã chứng tỏ rằng, Nhà nước và các ngành trong đó trước hết là NHNN đã thành công trong việc tạo lập và duy trì ổn định tiền tệ. NHNN bắt đầu sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô có hiệu quả, tỷ lệ lạm phát họp lý. Đây là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp có hiệu quả. Trong giai đoạn tới, một trong những giải pháp ổn định chủ yếu là phải kiểm soát và điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế tăng trưởng cao trong thế ổn định, bền vững. Đồng thời cũng là điều kện phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền cung ứng cho phù hợp với các mục tiêu và sự biến động của nền kinh tế.
3.3.1.2 Tạo môi trường pháp lý.
Việc ban hành một hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng không chỉ tạo niềm tin cho dân chúng mà những quy định, khuyên khích của nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một bộ phận tiêu dùng chưa cần thiết sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất giữ từ vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản suất kinh doanh hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích người dân tiết kiệm hơn nữa nhưng trước hết các cơ quan nhà nước phải là người đi đầu trong công tác này.
Ngày nay chúng ta đang tiếp tục phát triển nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường. Theo cơ chế này các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tự do cạnh tranh và phát triển, hệ thống các NHTM cũng vậy. Các NHTM cũng phải được tự do
nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Do đó các cơ quan nhà nước không nên can thiệp sâu vào hoạt động của các NHTM mà cần tạo điều kiện để các NHTM hoạt động tốt. Hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế do đó giữ cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách hài hoà, ổn định là điều kiện cần thiết. Vì vậy nhà nước cần ban hành mộtt hệ thống các các quy định về hoạt động của các NHTM một cánh thống nhất, đầy đủ giúp các ngân hàng hoạt động một cách dễ dàng.
Hệ thống các văn bản pháp quy phải đầy đủ thống nhất, không được chồng chéo giúp cho các ngân hàng dễ dàng khi áp dụng. Hiện nay hệ thống pháp luật nước ta đang được sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu đó nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Các văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, có nhiều hành vi được nhiều luật điều chỉnh nhưng có hành vi chưa được pháp luật điều chỉnh. Mặt khác các văn bản pháp quy của nước ta hiện nay vẫn còn thiếu do những thay đổi thường xuyên trong quá trình hoạt động phát sinh những chanh chấp, những vấn đề trước đây chưa có. Do đó việc làm cần thiết hiện nay là Nhà nước nên tìm cách xây dựng một hệ thống pháp luật vừa thống nhất, vừa đầy đủ tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao.
3.3.2 Kiến nghị với NHNN
3.3.2.1 Chính sách lãi suất.
Lãi suất là một công cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn hiện có trong dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng... Chính sách lãi suất chỉ phát huy hiệu lực đối với việc huy động vốn trong điều kiện kinh tế ổn định, giá cả ít biến động.
kế hoạch và thực tiễn phù họp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ.
Để giúp cho ngân hàng có được lãi suất hợp lý, thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đồng thời đẩy mạnh chính sách cho vay mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, giảm khối lượng tiền trong lưu thông NHNN phải sử dụng linh hoạt chính sách lãi suất trong quản lý hoạt động kinh doanh của các NHTM, chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chính sách lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu vì đây là điều kiện chủ yếu tác động vào việc thực hiện chính sách lãi suất của NHTM.
33.3.2 Chính sách tỷ giá
Khi tỷ giá biến động nhanh thì mặc dù lãi suất ngoại tệ có hạ xuống và lãi suất nội tệ đang ở mức khá cao thì nguồn huy động VND cũng không tăng trưởng đáng kể. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lại chuộng nội tệ hơn. Điều này gây áp lực lớn lên thị trường và làm cho việc khan hiếm nội tệ thêm căng thẳng. Cũng do tỷ giá biến động nhanh khiến cho ngân hàng tối đa hoá trạng thái ngoại hối của mình. Và cũng như vậy các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân dè dặt trong việc chuyển đổi ngoại tệ của họ thành nội tệ. Do đó sẽ gây khó khăn cho các NHTM khi huy động bằng nội tệ trò khi chính phủ có chính sách bình ổn tỷ giá. Nếu tỷ giá ổn định thì các NHTM sẽ huy động được nhiều nội tệ mà không phải tăng lãi suất.
3.3.23 Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn.
Trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô, việc hình thành và phát triển thị trường vốn có ý nghĩa rất lớn đối
với các NHTM hiện nay. Sự hình thành và phát triển của thị trường vốn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng hoá.
Nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng ngày càng cao đòi hỏi nhu cầu vốn ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá. Thị trường vốn là nơi gặp gỡ giữa người có khả năng cung cấp vốn và người có nhu cầu vốn, qua đó tập trung được các nguồn vốn phân tán với khối lượng nhỏ thành nguồn vốn lớn nhằm đầu tư có hiệu quả và mang lại lợi ích to lớn góp phần không nhỏ vào công cuộc đưa đất nước ngày càng tiến lên.
Vì vậy NHNN cần xúc tiến và tác động để thị trường vốn ngày càng phát triển và mở rộng.
33.2.4 Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra
NHNN phải thực hiện tốt chính sách quản lý nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chấn chính, xử lý kịp thời những sai phạm làm