Trong lĩnh vực lao động

Một phần của tài liệu uận văn luật tư pháp vấn đề bình đẳng giới trong xã hội việt nam hiện nay (Trang 75 - 98)

5. Bố cục đề tài

3.2.3. Trong lĩnh vực lao động

Thực trạng69

Trên thế giới, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động từ năm 1980 đến nay tăng từ 50,2% lên 51,7%, nhưng tỷ lệ nam giới tham gia lực lượng lao động chỉ giảm từ 82% xuống 77,7%. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 50,6% lực lượng lao động và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực. Họ thường chiếm số đơng trong những ngành nghề khơng địi hỏi chuyên mơn kỹ thuật cao, thu nhập thấp (chỉ bằng 74,5 % so với nam), điều kiện lao động thiếu thốn, thời gian lao động kéo dài, độ rủi ro xã hội cao và dễ mắc các bệnh nghề nghiệp. Hiến pháp, Bộ luật lao động và Luật bình đẳng giới đều quy định rằng phụ nữ được trả lương như nam giới nếu làm cơng việc giống nhau. Tuy nhiên, khi làm việc, phụ nữ vẫn bị trả lương thấp hơn nam giới.

Phụ nữ ở khu vực thành thị mỗi giờ chỉ kiếm được 87% so với mức lương nam giới nhận được trong khi ở các vùng nơng thơn tỷ lệ này cĩ cao hơn một chút khoảng 88%, mặc dù cả phụ nữ và nam giới ở nơng thơn đều thu nhập thấp hơn nhiều so với phụ nữ và nam giới ở thành thị.

Mặt khác, cơ hội việc làm của phụ nữ rất hạn chế do ít được đào tạo. Tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo là 80,9%, khu vực nơng thơn là gần 90%, chỉ cĩ 3,65% lao động nữ ở vùng nơng thơn cĩ chứng chỉ nghề. Thế nên, lao động nữ thường tập trung trong nhĩm việc làm như: nơng dân, buơn bán, nhân viên.

Phụ nữ gặp nhiều khĩ khăn hơn so với nam giới khi tìm việc làm và khi cĩ việc. Họ phải nhận mức lương thấp hơn và ít phúc lợi hơn so với nam giới làm cùng một cơng việc. Đặc biệt là phụ nữ vùng dân tộc thiểu số cĩ việc làm rất thấp, lao động nữ làm nơng nghiệp là chủ yếu. Một số ngành nghề như thương mại, mức lương của lao động nữ bằng 80% lao động nam, cơng nghiệp 82%, dịch vụ 75%.

Nguyên nhân

- Một số chính sách khuyến khích sử dụng lao động nữ khơng được thi hành như chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Do

69 Nguyễn Thị Thanh Hịa (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam), phát biểu tham luận tại Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam, http://e- info.vn/vn/index.php/permalink/3472.html.

vậy khơng tạo động lực cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và nâng cao các điều kiện bảo hộ lao động, chế độ đãi ngộ đối với lao động nữ.

- Do hạn chế về trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật và phải dành nhiều thời gian vào việc chăm sĩc gia đình, con cái nên lao động nữ thường làm việc ở các vị trí cĩ mức lương thấp hơn so với lao động nam. Họ thường tập trung trong nhĩm việc làm như: nơng dân, buơn bán, nhân viên phục vụ.

- Do hiện nay những thành kiến về giới vẫn cịn rất sâu sắc cả trong xã hội lẫn trong thị trường lao động.

- Do chế độ nghỉ hưu sớm hơn năm năm so với nam giới nên khi các phụ nữ trung niên đi xin việc thì ít cĩ nơi nào nhận vào làm vì ngại về tuổi tác, chế độ hưu trí.

Giải pháp

- Đảng và Nhà nước cần ban hành chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào thị trường lao động trong và ngịai nước, phát triển các cơ sở gửi trẻ, giữ trẻ để phụ nữ cĩ thời gian làm việc.

- Cần tạo điều kiện học tập để nâng cao trình độ, tay nghề cho phụ nữ thì họ sẽ cĩ cơ hội thương lượng điều kiện làm việc, mức lương cũng như dễ dàng hơn trong khi tìm việc làm.

- Thường xuyên thực hiện thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp cĩ nhiều lao động nữ mà khơng đảm bảo an tồn lao động, điều kiện làm việc cho phụ nữ.

- Cần quy định lại chế độ nghỉ hưu hợp lý đối với lao động nam và nữ tùy theo ngành nghề hoặc theo nguyện vọng của chính người lao động khi họ đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn cịn tâm huyết với nghề nghiệp chứ khơng nên bắt buộc nam phải nghỉ hưu ở tuổi 60 và nữ là 55 tuổi.

3.2.4. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thực trạng70

70 Nguyễn Thị Thanh Hịa (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam), phát biểu tham luận tại Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam, http://e- info.vn/vn/index.php/permalink/3472.html.

Theo số liệu thống kê nếu tính trung bình cho tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so với nam giới, số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với nam giới và tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng của nữ thấp hơn tương ứng là 9%, 28% và 49% so với nam.

Ở nước ta, số nam giới làm cán bộ quản lý (CBQL) cao hơn năm lần so với nữ giới. Đặc biệt, trong những ngành cĩ nhiều cán bộ nữ như ngành giáo dục thì nữ chiếm đến 70%, nhưng nam giới thường giữ vị trí đứng đầu. Nữ CBQL giáo dục thường khơng được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định, khơng được tiếp cận các thơng tin và thiếu cơ hội trao đổi, thảo luận, nhất là ở những vùng khĩ khăn, vùng dân tộc thiểu số. Nhiều hiệu trưởng khơng muốn nhận giáo viên là nữ vì sợ liên quan đến chế độ nghỉ sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng dạy, hoặc khi đề bạt, cử đi học cịn e dè trong việc chọn nữ giáo viên.

Sự bất bình đẳng giới đã bén rễ và biểu hiện ở tỷ lệ học sinh nữ tham gia ở cấp tiểu học và THCS thấp hơn tỷ lệ học sinh nam. Học sinh nam cĩ nhiều cơ hội quay trở lại học tiếp hơn học sinh nữ do các em nữ phải ở nhà giúp gia đình, trường nội trú ở quá xa nhà và một vài nơi vẫn cịn tục lệ lấy chồng sớm.

Cơ hội tiếp cận giáo dục, học tập của trẻ em gái, phụ nữ nơng thơn, nhất là ở các vùng nghèo và vùng dân tộc thiểu số cịn hạn chế. Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 15 -40 khơng biết đọc, biết viết cao: vùng Trung du miền núi phía Bắc là 24,4%, vùng Tây Nguyên 29,1%, vùng Nam Bộ 19%.

Nguyên nhân

- Các chính sách trong giáo dục và đào tạo như việc tăng giảm học phí cĩ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của trẻ em gái. Bởi vì trẻ em gái cĩ nguy cơ bị buộc nghỉ học cao hơn bé trai khi điều kiện gia đình khĩ khăn.

- Khơng cĩ người trơng nom nhà cửa và con nhỏ là hai lý do chính khiến phụ nữ khơng được đi học thêm và nữ giới từ 15 tuổi trở lên dành thời gian cho nội trợ gấp 2,5 lần so với nam giới.

- Trẻ em gái ít cơ hội được đến trường so với nam giới đặc biệt là ở các vùng nơng thơn nghèo, vùng đồng bào dân tộc, miền núi.

- Do phụ nữ vẫn chưa thốt ra khỏi tâm lí tự ti, an phận, khơng cần phấn đấu, khơng chịu khĩ học tập để nâng cao trình độ, chưa nhận thức hết vai trị và chưa thay đổi cách nhìn mới về chính mình.

- Ở các vùng nơng thơn nghèo, vùng đồng bào dân tộc thì lo chuyện ăn mặc cịn khĩ khăn, nên chuyện học hành của con em ít được quan tâm.

Giải pháp

- Đảng và Nhà nước ta cần xây dựng và tăng cường các chủ trương, chính sách tạo mọi điều kiện cho trẻ em (cả nam và nữ) được học hành, phát triển, đăc biệt là trẻ em vùng nơng thơn nghèo, vùng đồng bào dân tộc. Nâng cao năng lực về lồng ghép giới trong giáo dục, luận chứng về bình đẳng giới và tăng cường cam kết thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục - đào tạo cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên. Việc nâng cao năng lực giới trong giáo dục và đào tạo sẽ gĩp phần phản ánh sâu sắc về các vấn đề giới và bình đẳng giới trong việc lồng ghép giới vào phát triển các khung chương trình và biên soạn sách giáo khoa, cũng như hoạch định chính sách giáo dục, học phí.

- Ðể nâng cao quyền hạn hơn nữa cho phụ nữ trong giáo dục cần thiết lập một hệ thống luật pháp nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giới và đánh giá tác động của các chính sách để bảo đảm hiệu quả của chúng. Mặt khác, cần thay đổi nhận thức của mọi người trong xã hội nhằm gĩp phần loại bỏ những suy nghỉ định kiến về vai trị và chức năng của phụ nữ và nam giới.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép giới vào chương trình dạy học trong các nhà trường. Giáo dục giới tính và tình dục an tồn vị thành niên. Tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục truyền thơng, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

- Bản thân các nữ sinh phải tự lực tự cường phấn đấu khắc phục khĩ khăn để vươn lên trong học tập.

Cĩ thể nĩi rằng bình đẳng giới trong giáo dục cĩ tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, cĩ một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ơng, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ. Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc bình đẳng giới trong giáo dục.

3.2.5. Trong lĩnh vực khoa học – cơng nghệ, văn hĩa, thơng tin, thể dục, thể thao

Thực trạng71

Mặc dù, ngày càng cĩ nhiều phụ nữ tham gia vào các ngành và lĩnh vực cĩ yêu cầu kỹ thuật, cơng nghệ cao nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt động này vẫn cịn sự chênh lệch khá lớn so với nam giới (chỉ chiếm 34% so với 66% ở nam). Các đề tài khoa học do phụ nữ đưa ra vẫn chưa được sự ủng hộ nhiều, đặc biệt là vấn đề về kinh phí cho các cơng trình nghiên cứu của họ vẫn chưa được đầu tư thích đáng.

Trong hoạt động văn hĩa, tỷ lệ các nhà báo chỉ chiếm gần 30 so với nam giới. Mặt khác, phụ nữ vẫn khơng cĩ nhiều thời gian để đi du lịch vì phần lớn thời gian của họ là dùng để chăm sĩc gia đình.

Trong lĩnh vực thể thao, phụ nữ chỉ chiếm tỷ lệ là 24,5%. Và phần lớn các chính sách, sự ủng hộ của Đảng và Nhà nước với phong trào thể thao của phụ nữ chưa thật sự tương xứng với những thành tích mà họ đã mang về cho nền thể thao nước nhà.

Ví dụ: Cùng là đội tuyển bĩng đá quốc gia nhưng mỗi lần thi đấu ở các giải mang tính chất khu vực với các đội tuyển của các quốc gia khác thì bĩng đá nam luơn được “treo giải” và cĩ nhiều chính sách ưu tiên hơn đội tuyển bĩng đá nữ. Mặc dù vậy nhưng đội tuyển bĩng đá nữ vẫn đạt nhiều thành tích hơn và khơng cĩ hiện tượng “bán độ” xảy ra như ở bĩng đá nam vừa qua.

Nguyên nhân

- Do phụ nữ thường cĩ xu hướng tham gia vào các lĩnh vực lao động truyền thống như: nơng nghiệp, giáo dục, cơng nghiệp nhẹ và lĩnh vực khoa học, cơng nghệ là một lĩnh vực cịn khá mới mẻ đối với phụ nữ.

- Đảng và Nhà nước ta chưa cĩ sự đầu tư hợp lý về tài chính và việc tạo điều kiện để các nhà khoa học nữ an tâm trong hoạt động phát minh, sáng chế của mình.

- Do phụ nữ thường dành nhiều thời gian cho gia đình và phấn lớn trong số họ khơng thích đi du lịch xa nhà.

- Các cấp, các ngành chức năng vẫn cịn nhiều định kiến và sự phân biệt đối xử về vai trị của giới nữ trong lĩnh vực thể thao. Chính vì thế mà sự quan tâm đến thể thao nữ khơng được đầu tư, khen thưởng bình đẳng như nam giới.

71 Nguyễn Thị Thanh Hịa (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam), phát biểu tham luận tại Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam, http://e- info.vn/vn/index.php/permalink/3472.html.

Giải pháp

- Đảng và Nhà nước ta cần tạo mọi điều kiện để phụ nữ tham gia vào việc nghiên cứu khoa học, vào lĩnh vực văn. Tránh mọi sự phân biệt đối xử về giới trong các lĩnh vực này gây ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ.

- Phụ nữ nên dành nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí, thể thao để giảm đi áp lực, từ đĩ cĩ sức khỏe tốt hơn để cống hiến cho xã hội và chăm sĩc gia đình.

- Cần cĩ nhiều chính sách phát triển các câu lạc bộ thể thao, chính sách đầu tư cho các nam nữ tài năng trẻ trong các lĩnh vực văn hĩa, thể thao để đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

3.2.6. Trong lĩnh vực y tế

Thực trạng

Ở Việt Nam, tỷ suất tử vong mẹ cao gấp 2 lần so với nhiều nước trong khu vực Đơng Nam Á; tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV cĩ chiều hướng gia tăng (tỷ lệ 26,83 % trong năm 2009); vấn nạn nạo phá thai ở tuổi vị thành niên đang ở mức cao là 29 ca /100 trẻ đẻ sống, trong đĩ khơng ít trường hợp phá thai nhiều lần72. Đối tượng phụ nữ và trẻ em nghèo vẫn thiệt thịi hơn nam giới trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sĩc y tế. Tâm lý “trọng nam khinh nữ”, quan niệm “trời đẻ trời nuơi” vẫn cịn đeo bám dai dẳng đối với số đơng gia đình người Việt, hệ quả là vai trị của trẻ em gái và phụ nữ khơng những bị hạ thấp mà cịn ít được quam tâm khi sức khỏe bị suy giảm, ốm đau, bệnh tật.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy ở 3 bệnh viện tuyến Trung ương, từ năm 2006-2007, cĩ tới 61% bé trai dưới 5 tuổi đã nhập viện trong khi đĩ tỷ lệ bé gái là 39%,73 cho thấy các bậc cha mẹ ít đầu tư vào chăm sĩc sức khỏe cho con gái hơn so với con trai.

Nguyên nhân

72 Phạm Ngọc Tiến (Vụ trưởng, Chánh văn phịng Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam), trình bày nội dung bản Dự thảo về chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 (tại Hội thảo Dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 và Chương trình mục tiêu Quốc gia (giai đoạn 2011 -2015) về bình đẳng giới), năm 2011.

73

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế và UNICEF, Sự khác biệt trong sử dụng các dịch vụ Y tế Nhi khoa giữa trẻ

- Hiện, chính sách dân số theo hướng “quy mơ gia đình ít con” chỉ mới đến được với những người cĩ trình độ, cĩ việc làm (cán bộ, cơng chức, viên chức), chưa đến được đối tượng thất học và thất nghiệp. Nếu tình trạng này khơng sớm được khắc phục, chất lượng dân số sẽ giảm như tình trạng đơng con sẽ khơng cĩ điều kiện kiểm tra phát hiện dị tật thai nhi; khi sinh con sẽ khơng cĩ điều kiện chăm sĩc, khi con bị bệnh khơng cĩ tiền chạy chữa.

- Do nhận thức về sức khỏe, y tế, sức khỏe sinh sản của mọi người trong xã hội và của chính phụ nữ đối với bản thân mình cịn nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về phụ nữ cịn nhiều (nhất là ở nơng thơn). Mặt khác, các tệ nạn xã hội như nam mại dâm cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ HIV ở nữ.

- Do nam nữ thanh niên ngày nay bị cuốn vào các mối quan hệ khơng lành mạnh, khơng am hiểu về sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính nên dẫn đến tình trạng quan hệ trước hơn nhân mà khơng sử dụng các biện pháp tránh thai nên hiện tượng nạo phái thai ở tuổi vị thành niên tăng cao.

- Dịch vụ chăm sĩc sức khỏe cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo vẫn cịn

Một phần của tài liệu uận văn luật tư pháp vấn đề bình đẳng giới trong xã hội việt nam hiện nay (Trang 75 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)