Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN:Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian gần đây docx (Trang 25 - 27)

Các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp về quy hoạch, sản xuất và chế biến để duy trì vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố Chiến lược phát triển ngành điều đến năm 2011 theo hướng phát triển diện tích điều chất lượng cao đi

đôi với việc hình thành những có sở chế biến quy mô lớn và đa dạng hoá sản phẩm

điều chế biến.

Việc đổi mới công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành điều chú trọng để tạo dựng và giữ vững thương hiệu hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo Chủ tịch VINACAS, mục tiêu đề ra của ngành điều đến năm 2020 là giữ

diện tích trồng điều từ 315- 350 nghìn ha. Trong đó, tập trung vùng Đông Nam bộ

180- 200 nghìn ha, Tây Nguyên 90- 100 nghìn ha và Duyên Hải Nam Trung bộ 25- 30 nghìn ha; sản lượng điều thô cho chế biến 350.000- 400.000 tấn; kim ngạch

xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2020.

Để chủ động nguồn điều thô cho các nhà máy chế biến điều xuất khẩu, ngoài việc tập trung đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trong nước, ngành điều hướng đến gắn với vùng nguyên liệu Campuchia và có thể cả Lào để hình thành vùng nguyên liệu chung 3 nước, phấn đấu đến năm 2020 đạt diện tích 600 nghìn ha.

Trong đó, Việt Nam khoảng 300 nghìn ha, Campuchia 250 nghìn ha và Lào

khoảng 50 nghìn ha, với sản lượng 1,2- 1,4 tấn/ha (hiện chỉ đạt gần 1 tấn/ha).

Tiếp tục thực hiện chương trình giống điều quốc gia, thành lập Viện Nghiên

cứu điều Việt Nam với 3 Trung tâm ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải

năng suất cao, chất lượng hạt tốt. Hiện ngành điều hướng đến tuyển chọn, lai tạo và đưa vào sản xuất nhiều giống điều cho năng suất cao 2,5- 3 tấn/ha, hạt to làm

tăng tỷ lệ nhân từ 27- 34% như giống PN1, CH1, LG1, còn tập đoàn giống MH có

khả năng cho năng suất 3- 4 tấn/ha; thành công trong việc sản xuất giống điều ghép cho chất lượng cao, giúp giá thành giảm từ 10 nghìn đ/cây xuống chỉ còn 4- 5 nghìn đồng/cây. Ngành điều cũng sẽ hình thành bốn trung tâm chế biến xuất nhập

khẩu điều lớn của toàn quốc trên cơ sở tổ chức hoạt động hiệu quả nhóm 20 doanh

nghiệp xuất khẩu hạt điều hàng đầu Việt Nam hiện nay hướng đến chất lượng sản

phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP, GMP để

đưa uy tín hạt điều VN ngày càng cao trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, VINACAS sẽ nghiên cứu phối hợp với các đơn vị hội viên sản xuất máy móc thiết

bị của ngành điều đề xuất đề án phân loại nhân điều xuất khẩu bằng máy tự động

và đề án sản xuất dầu vỏ hạt điều xuất khẩu. Tiến tới xây dựng thương hiệu điều "made in Vietnam " cho các sản phẩm điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đủ sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cũng như chất lượng hạt điều

Trong thời gian tới, cây điều sẽ được phát triển trên những địa bàn có điều kiện, nhất là những vùng đất xám ở Tây nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ. Các địa phương trồng điều rà soát quy hoạch, bảo đảm đất trồng điều

phải phù hợp và có khả năng thâm canh cho năng suất cao, theo hướng hình thành

những vùng nguyên liệu tập trung; đồng thời chuyển một số diện tích điều không

có khả năng thâm canh sang trồng cây khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thay thế dần giống điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến theo hướng hiện đại hóa, chế biến sâu. Chuyển đổi

mạnh từ trồng trọt và chế biến phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo

hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Phát triển ngành điều gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất- thu mua- chế biến- bảo quản- tiêu thụ, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất

lượng sản phẩm. Xây dựng vùng nguyên liệu kết hợp với vùng chế biến (kể cả các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản phẩm phụ) để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng

hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Đối với diện tích điều trên đất rừng sản xuất thì thực hiện theo chế độ khoán, cho thuê đất nông nghiệp và rừng theo chủ trương của Chính phủ để người nhận khoán có điều kiện đầu tư thâm canh. Đối với diện tích điều trồng trên đất rừng phòng hộ thì tiếp tục khoán cho các hộ bảo vệ và hỗ trợ đầu tư thâm canh tăng

năng suất, cũng như tăng khả năng phòng hộ của rừng trồng.

Về lâu dài để có vườn điều tốt, năng suất cao thì giải pháp căn cơ nhất là phải

tiến hành thay đổi giống cũ, trồng các giống điều ghép đã được Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn công nhận để đảm bảo được năng suất cao và bền vững thì đối với các vườn điều hiện tại trước mắt, ngoài các giải pháp kỹ thuật cần phải lưu ý đầu tư chăm sóc như bón phân, tạo cành tỉa tán, phòng trừ sâu bệnh hại, thì việc

áp dụng các chế phẩm có tác dụng làm tăng tỷ lệ loại hoa lưỡng tính, tăng tỷ lệ đậu

quả, giảm tỷ lệ rụng quả sẽ góp phần rất quan trọng trong việc tăng năng suất và chất lượng hạt.

Về đầu tư máy móc thiết bị cho ngành điều nhằm giải quyết tình trạng thiếu

lao động khâu chế biến hạt điều, VINACAS đã thành công bước đầu việc nghiên

cứu, thiết kế chế tạo thực nghiệm thiết bị tự động tách vỏ cứng hạt điều; đồng thời

chế tạo thành công và áp dụng rộng thiết bị bóc vỏ lụa nhân điều cho kết quả tăng

năng suất lao động từ 10- 20 lần so với lao động thủ công, giảm thiểu hao hụt trong

quá trình chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hiện VINACAS và các cộng sự

đang tiếp tục nghiên cứu để các thiết bị này cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt

hơn, giá thành hạ hơn để tạo ra một cuộc cách mạng trong thiết bị tự động chế biến

hạt điều.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN:Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời gian gần đây docx (Trang 25 - 27)