4.3.3.1. Nâng cao hiệu lực của chính sách tiền tệ 4.3.3.2. Tiếp tục ổn định hoạt động thị trường ngoại hối 4.3.3.3. Tiếp tục ổn định giá trị tiền tệ và ổn định lạm phát 4.3.3.4. Điều hành tỷ giá linh hoạt hơn
4.3.3.5. Lựa chọn cách thức xác định tỷ giá thực để phản ánh tốt sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam
KẾT LUẬN
Với kết cấu gồm 4 chương, luận án đã tập trung giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu của luận án liên quan tới lý luận về sai lệch tỷ giá, các phương pháp đo lường sai lệch tỷ giá mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá và tác động của nó tới một số lĩnh vực của nền kinh tế vĩ mô, đo lường mức độ sai lệch tỷ giá ở Việt Nam thời gian qua và tác động của sai lệch tỷ giá đối với một số lĩnh vực kinh tế vĩ mô của Việt Nam, một số khuyến nghị chính sách giảm thiểu sai lệch tỷ giá. Luận án đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, tác giả luận án đã tóm tắt tổng quan tình hình nghiên cứu
trước đây về những vấn đề có liên quan đến “sai lệch tỷ giá”, đồng thời chọn hướng nghiên cứu của luận án trên góc độ của một người nghiên cứu. Thứ hai, đã xây dựng được cơ sở lý luận về sai lệch tỷ giá, đi từ cách tiếp cận tỷ giá cân bằng trong trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó cũng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về điều hành tỷ giá của một số nước khi có sai lệch tỷ giá và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. Thứ ba, đã phân tích một số biến động kinh tế vĩ mô điển hình từng thời kỳ gắn với các mốc thay đổi tỷ giá của Việt Nam, trình bày mô hình và đo lường mức độ sai lệch tỷ giá ở Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra, nội dung của chương cũng nêu ra các bằng chứng thực nghiệm về mức độ sai lệch tỷ giá, bao gồm cả tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực đa phương theo mô hình kinh tế lượng đã được sử dụng trong một số nghiên cứu phân tích thực nghiệm trên thế giới. Luận án cũng phân tích tác động của sai lệch tỷ giá tới các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Thứ tư, đưa ra các
khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu sai lệch tỷ giá trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các khuyến nghị đi từ vấn đề tổng quát lựa chọn lộ trình hội nhập để giảm thiểu bất ổn từ nền kinh tế thế giới tới cho Việt Nam. Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng nền tảng kinh tế vĩ mô và điều hành tỷ giá linh hoạt với mục tiêu giảm thiểu sai lệch tỷ giá trên theo các nhóm giải pháp đồng bộ.
24
Luận án sẽ đạt được nhiều thành công hơn nếu công tác thu thập số liệu của Việt Nam và một số quốc gia có tỷ trọng cao trong quan hệ thương mại quốc tế với Việt Nam, đặc biệt là số liệu GDP thực tế được điều chỉnh theo giá của từng thời kỳ. Những hạn chế của luận án cũng đã được đề cập ở Phần mở đầu sẽ là hướng gợi mở nghiên cứu tiếp tục cho nghiên cứu sinh sau này và cho những học giả khác.
1