Hàn Linh Kiện Lên PCB

Một phần của tài liệu ĐỒNG HỒ LED QUAY RGB (Trang 65)

Hình 5.1: Mạch PCB sau khi gắn và hàn linh kiện

Sau khi hoàn tất layout, nhóm đặt thi công mạch PCB. Sau khi nhận được mạch về. Nhóm thực hiện hàn linh kiện lên mạch theo sơ đồ layout. Để hàn được linh kiện dán đẹp và đạt chất lượng ta cần:

Sử dụng cồn rửa sạch những bụi bẩn trên mạch để làm tăng sự tiếp xúc giữa linh kiện và mạch. Ngoài ra làm mối hàn sáng hơn do không bị bụi bẩn. Sử dụng các loại thiếc hàn không chì sẽ giúp mối hàn sáng bóng. Trong quá trình hàn cần sử dụng thêm mỡ hàn. Tất nhiên để hàn tốt cũng cần có 1 mỏ hàn tốt và các mũi hàn chuyên dụng cho những loại linh kiện khác nhau và những thiết bị khác như dây đồng hút chì, nhíp gắp linh kiện….

Với các linh kiện 2 chân, ta thực hiện chấm chì lên 1 đầu trước, sau đó đính linh kiện lên, hàn lại 1 đầu cho dính sau đó mới hàn đầu còn lại. Với những linh kiện này ta nên dùng mũi hàn nhọn. Với những linh kiện là IC, VĐK, ta thực hiện hàn 2 mối hàn tại 1 điểm đầu cuối để giữ linh kiện, sau đó cho chì lên mũi hàn dao rồi kéo qua các chân, chì sẽ tự động bám váo các chân với mạch.Trong quá trình hàn ta nên bắt đầu từ phần nguồn trước, sau khi hàn xong khối nguồn ta thực hiện kiểm tra nguồn. Nếu có nguồn ổn định ta mới thực hiện hàn các khối khác. Nhìn chung sau khi hàn linh kiện lên toàn bộ mạch ta sẽ được 1 mạch hoàn chình như Hình 5.1.

5.2. Thi công phần động cơ và quấn dây cho mạch truyền điện không dây

 Động cơ DC 12V

Hình 5.2: Động cơ DC 12V

 Cắt rời phần khung động cơ

Hình 5.3: Cắt khung động cơ

Như Hình 5.2 là hình dạng ban đầu của động cơ còn đính trên khung. Ta thực hiện cắt bỏ phần khung, để lấy được phần động cơ như Hình 5.3. Sau khi có được phần này, ta thực hiện tháo phần nắp phía trên động cơ ra như Hình 5.4, nhằm mục đích khoan lổ bắt ốc vào như Hình 5.5. Hai con ốc này được đính lên nắp để nối vào 2 lổ nguồn tương ứng trên mạch PCB như Hình 5.11. Đây là nguồn vào AC cho đầu vào mạch nguồn của led quay.

 Tách rời động cơ bên trong và phần vỏ ngoài

Hình 5.4: Tách rời động cơ và phần vỏ ngoài

 Cắt bỏ cánh quạt, khoan lỗ và bắt ốc trên động cơ

Hình 5.5: Bắt ốc trên động cơ

 Sau khi bắt ốc xong, ta thực hiện quấn dây đồng lên bên ngoài nắp. Dây đồng sẽ được quấn làm 2 lớp. Lớp 1 như Hình 5.6 và lớp 2 như Hình 5.7. Sauk hi quấn xong thực hiện cố định 2 đầu dây đồng như Hình 5.8. Việc quấn dây đồng như thế này để tạo ra 1 cuồn dây thứ cấp.

Hình 5.6: Quấn dây đồng lớp đầu tiên Hình 5.7: Quấn lớp dây đồng thứ 2 Hình 5.8: Cố định 2 đầu dây đồng

Hình 5.9: Quấn dây cuộn phát

Hình 5.10: Cố định cuộn phát vào thân motor

Sau khi quấn dây đồng cho cho cuộn thứ cấp ta thực hiện quấn tương tự cho cuộn sơ cấp như Hình 5.9. Sau khi quấn xong, ta đính kèm vòng dây vừa quấn vào phần thân motor như Hình 5.10. Ở cuộn dây sơ cấp sẽ có 2 dây ra, 2 dây này được kết nối với mạch tạo dao động ở tần số trung. Vì tần số thây đổi làm từ trường xung quanh cuồn sơ cấp biến thiên, vậy nên khi ta đặt cuộn thứ cấp lại gần, do hiện tượng cảm ứng điện từ, làm sinh ra 1 dòng điện cảm ứng. Dòng điện này được dùng để làm nguồn vào cho mạch nguồn trong mạch. Từ dòng điện trên, mạch nguồn thực hiện chỉnh lưu, ổn áp để ra được nguồn 5V sử dụng trong mạch.

Hình 5.11: Gắn cuộn thu vào mạch.

Hình 5.13: Gắn nam châm vào khung mica.

Hình 5.14: Hình ảnh mặt sau.

Sau khi hoàn tất gắn cuộn sơ cấp cho khung động cơ, ta gắn toàn bộ phần này lên tấm mica đã được cắt sẵn 1 vòng tròn. Sau khi thực hiện xong sẽ được sản phẩm như Hình 5.12. Tiếp sau ta gắn phần nam chân lên trên mica, gắn đúng vị trí bên dưới như Hình 5.13, nam châm khi gắn lệch thì mạch sẽ bị lệch khi hiển thị. Sau khi hoàn thiện thì hình mặt mặt sau được thể hiện như Hình 5.14 và mặt trước như Hình 5.15. Sau khi gắn động cơ vào mica và gắn mạch PCB vào động cơ rồi ta thực hiện đính modul mạch tạo dao động truyền điện không dây lên đế phía sau, rồi dùng súng bắn keo đính

không dây như Hình 5.16. Tác dụng nó là tạo dao động trung tần cho cuộn sơ cấp tạo từ trường sinh ra dòng điện cảm ứng điện từ như đã nói ở trên. Đây là 1 modul nhóm không thực hiện làm mà mua sản phẩm có sẳn ngoài thị trường.

Ngoài cách truyền điện không dây này, ta có thể dùng phương pháp ổ bi cấp điện như đồ án trước và trình bày.

Hình 5.15: Kết nối mạch với động cơ.

Hình 5.17: Hình ảnh sau khi kết nối và cố định mạch.

5.3. Kết quả đạt được sau thi công.

 Một số hình ảnh cho kết quả:

Hình 5.19: Hình ảnh hiển thị màu đỏ.

Hình 5.21: Kết quả hiển thị đo nhiệt độ, độ ẩm.

Hình 5.22: Kết quả hiển thị logo trường.

Tất cả hình ảnh đều đang ở phân lớp 1 như đã trình bày ở Chương 4. Ví dụ như Hình 5.18 và 5.19 là 2 hình cũng ở chế độ mode =1 xong color lại khác nhau nên hiển thị màu khác nhau. Hình 5.20 là hình hiển thị đồng hồ kim đang ở chế độ mode=0. Hình 5.21 là hình hiển thị kết quả đo đạc nhiệt độ, độ ẩm, và hình ảnh này đang ở mode=3. Và hình 5.22 là hình hiển thị logo trường đang ở mode=4.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

6.1. Kết luận.

 Đề tài cơ bản đã thiết kế và hoàn thành xong những yêu cầu đặt ra:

- Hiển thị được các thông tin cơ bản về ngày giờ, tháng năm ở nhiều dạng hiển thị khác nhau.

- Hiển thị được các thông tin về nhiệt độ, độ ẩm

- Màu sắc đa dạng, chuyển chế độ linh động. Có chuyển chế độ tự động. - Nhập được text, hiển thị được logo.

- Mạch chạy ổn định, áp dụng giải mã được remote mp3 thông dụng hiện có trên thị trường.

=> Nhìn chung mạch đạt được yêu cầu hiển thị thông tin đa dạng, có sự chuyển màu linh hoạt, với nhiều giao diện khác nhau. Có ứng dụng nhập text và logo làm mạch có giá trị hơn trong lĩnh vực quảng cáo, tạo ra 1 sản phẩm có tính mới mẻ hơn. Mạch chạy khá chính xác về vị trí hiển thị. So với đồ án trước đơn thuần chỉ là hiển thị thời gian trên nền led 1 màu đơn giản thì sản phẩm đạt được nhiều hơn về các chức năng và cũng đa dạng hơn ở nhiều chế độ.

Tuy nhiên mạch cũng có những hạn chế như chưa tính toán hiển thị thời gian âm lịch, động cơ quay còn chậm nên còn bị nhòe. Sản phẩm còn cồng kềnh.

6.2 . Hướng phát triển

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài thực hiện xong chỉ đáp ứng được những ứng dụng cơ bản, chưa thể nghiên cứu sâu để tiếp tục tối ưu hóa sản phẩm. Vì vậy, để đề tài này thêm phong phú hơn, mang nhiều tính thực tế hơn nữa, có khả năng ứng dụng cao hơn thì đề tài cần đưa thêm vào những yêu cầu như sau:

- Điều khiển được tốc độ động cơ, sản phẩm cần được thiết kế nhỏ gọn hơn. - Hiển thị nhiều thông tin hơn: ngày âm, chuyển màu linh hoạt hơn, đa dạng hơn. - Đề tài không những chỉ áp dụng để trang trí hay mang tính nghiên cứu mà cần được

tiếp tục phát triển để có thể ứng dụng nhiều hơn

Hy vọng với những hướng phát triển nêu trên cùng với những ý tưởng khác, của người đọc- những người đi sau - sẽ phát triển hơn nữa đề tài này, khắc phục những hạn chế, tồn đọng của đề tài, làm cho đề tài trở nên phong phú hơn, mang tính ứng dụng cao hơn vào trong thực tế cuộc sống, phục vụ cho những lợi ích của con người trong tương lai.

PHẦN III

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Thanh Hải và Nguyễn Độ, “ Thiết kế đồng hồ led quay trên quạt điện dân dụng”, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh, 2/2014.

[2] www.hanhcd.mov.mn [3] www.dientuvietnam.net [4] www.alldatasheet.com [5] www.microchip.com [6] www.codientu.org [7] www.banlinhkien.com [8] www.hocavr.com [9] www.tailieu.vn [10]www.123doc.org NỘI DUNG ĐÍNH KÈM (CD)

Nội dung bao gồm:

1. Nội dung:

 Trình bày

 Tài liệu tham khảo (datasheet).

2. Mã nguồn:

 Video kết quả thực hiện.

 Phần Mềm Code Vision.

3. Sơ đồ mạch:

 Sơ đồ nguyên lý mạch.

Một phần của tài liệu ĐỒNG HỒ LED QUAY RGB (Trang 65)