Bánh chưng (dùa pêu): thông thường người Dao gói bánh chưng bằng lá

Một phần của tài liệu Phân tích ý nghĩa của các món ăn đồ uống là vật thờ cúng trong những ngày lễ tết của các dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày (Trang 25 - 26)

chuối, nhưng vào dịp tết nguyên đán, đồng bào lại gói bánh bằng lá dong. Họ quan niệm lá dong không cắt mà dùng toàn bộ cả lá để gói bánh thể hiện mong ước sự kết dính, tinh thần đoàn kết cộng đồng, gắn bó bền chặt trong gia đình và cả làng bản vì người Dao sợ sự chia rẽ, phân chia bè phái. Trên mâm cúng thường đặt 12 chiếc bánh tượng trưng cho 12 tháng trong 1 năm, chứa đựng nhiều mong ước tốt đẹp dịp năm mới của đồng bào.

Đặc biệt, đối với đồng bào dân tộc Dao - ngành Dao quần chẹt ở xã Huổi Só (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) thì bánh chưng đen là loại bánh đặc trưng mỗi dịp Tết đến, xuân về.Bánh chưng đen vừa để thể hiện tấm lòng biết ơn của người đang sống tới ông bà, tổ tiên của người Dao; vừa để cầu cho một năm mới an lành, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. thể hiện sự ấm no của gia đình trong năm mới, cũng như làm ăn ngày càng khấm khá, phát đạt.

Theo quan niệm của người Dao Tuyển, bánh mật thể hiện sự giao hoà, kết hợp của âm dương, đất trời hài hoà cho mọi vật sinh sôi, phát triển. Làm bánh mật là do người phụ nữ đảm nhận. Sau khi gạo nếp được giã và nhào trộn với đường thì được gói bằng lá chuối.Bánh có hình chữ nhật, dẹt, mỏng và được buộc thành từng đôi. Đó là tượng trưng cho nhật và nguyệt, dâng lên thờ thần linh để cầu mong luôn có ánh sáng văn minh cho cộng đồng, làng xóm. Bánh chưng được cúng vào ngày 30 Tết, còn bánh mật sẽ được dâng lên thần linh vào ngày mùng 1 Tết để cầu mong một năm tốt lành.

b) Xôi

- Xôi ngũ sắc: Đồng bào thích ăn loại xôi có nhiều màu sắc: trắng, xanh, tím (đen), đỏ vàng. Để tạo màu đồng bào chia gạo đồ xôi thành bốn phần và ngâm mỗi phần vào một thứ nước khác nhau. Chẳng hạn phải ngâm gạo nếp vào nước cây “năng làm pình” (màu đỏ), ngâm gạo vào nước tro rơm

nếp hòa nước cây “năng làm móng” (có hạt gạo màu tím), ngâm gạo vào nước cây “năng làm méng” (ra gạo màu xanh) và ngâm gạo vào nước nghệ để có màu vàng. Xếp từng lượt gạo vào chõ, gạo trắng trên cùng rồi đồ. Khi xôi chín, đánh đều sẽ được thứ xôi nhiều màu sắc. Món xôi ngũ sắc dịp lễ hội, hoặc tết đến xuân về theo quan niệm ai được ăn sẽ gặp nhiều điều may mắn tốt lành. Với 5 màu chủ đạo gồm trắng, xanh, đen (tím), đỏ, vàng tương ứng với kim - mộc - thủy - hỏa - thổ tượng trưng cho ngũ hành thể hiện sự tồn tại vĩnh hằng, làm nên sự tốt tươi của thiên - địa – nhân.

- Xôi sắn: với đồng bào người Dao, cây sắn giống như vị ân nhân, cứu tinh

của họ từ lâu đời. Trên mảnh đất quanh năm cằn cỗi, lúa ngô đều không sinh trưởng được thì chỉ có sắn là nguồn lương thực chính mà thôi. Ngày nay tuy điều kiện kinh tế có khấm khá hơn nhưng xôi sắn vẫn là một trong những món ăn quen thuộc và hấp dẫn không kém các món khác. Đây còn thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, không quên 1 thời quá khứ nhiều khó khăn, vất vả; tạ ơn trời đất thuận hoà cho mùa vụ được suôn sẻ.

- Cơm lam: Đây là món ăn đậm hương rừng, được chế biến rất công phu,

thuận theo nguyên lý âm dương ngũ hành. Gạo được nấu trong uống tre (Mộc), với thứ nước trong chính ống tre hoặc từ nước suối nguồn (Thủy), bằng ngọn lửa nhỏ (Hỏa), trên mặt đất nơi núi rừng hoang dã (Thổ)… Miếng cơm lam trắng như tấm lòng con người thơm thảo, được chấm với muối vừng đậm đà như lòng người thủy chung.

Một phần của tài liệu Phân tích ý nghĩa của các món ăn đồ uống là vật thờ cúng trong những ngày lễ tết của các dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày (Trang 25 - 26)