Kết quả hiệu chỉnh mô hình thủy lực

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình mike 11 đánh giá chất lượng nước sông hậu (đoạn qua khu công nghiệp trà nóc, thành phố cần thơ) (Trang 44 - 45)

Mô hình được hiệu chỉnh bằng cách thay đổi điều kiện ban đầu, bước thời gian và hệ số nhám (n) rồi so sánh số liệu mô phỏng với số liệu thực đo. Hệ số nhám Manning’s n của các sông ởĐBSCL nằm trong khoảng 0,018 – 0,03 (Trần Quốc Đạt, 2012); hệ số nhám thủy lực của sông/kênh trên nền phù sa của đồng bằng nằm trong khoảng n = 0.01 – 0.05 (Chow, 1959). Hệ số nhám của mô hình sau khi hiệu chỉnh nằm trong khoảng 0,018 – 0,025. Như vậy hệ số nhám theo mô hình đã hiệu chỉnh có thể chấp nhận được.

Kết quả hiệu chỉnh mô hình được biểu diễn trong Hình 4.7 và Hình 4.8, mô hình sau khi được hiệu chỉnh đã cho kết quả hệ số Nash-Sutcliffe đạt 0,89 với bộ số liệu mực nước và 0,95 với bộ số liệu lưu lượng. Hệ số tương quan lần lượt là 0,96 và 0,97 (Bảng 4.6).

Bảng 4.6 Kết quả hiệu chỉnh tại trạm Cần Thơ.

Thông số Hệ số Nash-Sutcliffe Hquan (R) ệ sốtương

Mực nước 0.89 0,96

Lưu lượng 0.95 0,97

Hình 4.8 Mực nước thực đo và mô phỏng tại trạm Cần Thơ từngày 01/01/2008 đến ngày 31/01/2008. -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 01/01/2008 0:00 31/01/2008 23:00 M c n ư c ( m )

Thời gian (giờ)

Kết quả mực nước tính toán và thực đo của trạm Cần Thơ hoàn toàn phù hợp về xu thếdao động, nhưng giá trị còn sai số từ 0,015 – 0,15 m.

Hình 4.9 Lưu lượng thực đo và mô phỏng tại trạm Cần Thơ từngày 01/01/2008 đến ngày 31/01/2008.

Việc hiệu chỉnh mô hình cho kết quả mực nước và lưu lượng mô phỏng gần với giá trị thực đo cả về giá trị tuyệt đối và pha dao động (E > 0,8). Do đó, kết quả hiệu chỉnh mô hình có thểđược sử dụng cho các bước tính toán tiếp theo.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình mike 11 đánh giá chất lượng nước sông hậu (đoạn qua khu công nghiệp trà nóc, thành phố cần thơ) (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)