L ỜI CẢM TẠ
3.4 Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến đặc tính hóa học đất
3.4.1 Tri số pH và EC trong đất
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của chế độ nước và liều lượng phân lân đến pH đất.
Nghiệm thức Trị số pH đất
35 NSS 60 NSS 75 NSS 90 NSS
Chế độ nước (A)
Ngập liên tục 5,1 5,7 5,4 5,8
Tưới khi mực nước hạ -15cm 5,1 5,5 5,3 5,6
Tưới khi mựcnước hạ -30cm 5,2 5,5 5,3 5,6
Liều lượng phân lân (B)
0P 5,2 5,6 5,5 5,7 60P 5,1 5,5 5,2 5,6 40P 5,1 5,4 5,4 5,8 20P 5,2 5,6 5,3 5,7 F(A) ns ns ns ns F(B) ns ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns
Kết quả Bảng 3.4 cho thấy pH đất ở cả chế độ nước và liều lượng bón phân lân có xu hướng tăng qua từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, nhưng vẫn nằm
trong khoảng không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa. Giá trị pH dao động trong khoảng 5,1-5,8 và có xu hướng gia tăng tuy nhiên không đáng
khể. Với khoảng pH này thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa.
Bảng 3.5Trị sốEC trong đất qua các giai đoạn sinh trưởng.
Nghiệm thức Trịc số EC trong đất (mS/cm)
35NSS 60NSS 75NSS 90NSS
Chế độ nước (A)
Ngập liên tục 1,11 0,85b 0,95b 0,95b Tưới khi mực nước hạ -15cm 1,12 1,03a 1,23ab 1,15ab Tưới khi mực nước hạ -30cm 1,13 0,91ab 1,29a 1,21a
Liều lượng phân lân (B)
0P 1,15 0,91 1,05 1,01 60P 1,09 0,98 1,26 1,18 40P 1,12 0,99 1,18 1,13 20P 1,10 0,83 1,14 1,09 F(A) ns * * * F(B) ns ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns
Ghi chú: ns: khác biệt không ý nghĩa; *: khác biệt ý nghĩa mức 5% kiểm định bởi Tukey-MiniTab 16; NSS: ngày sau sạ
Từ kết quả Bảng 3.5 cho thấy EC trong đất ở giai đoạn 35 ngày sau sạ không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức tưới và nghiệm thức bón lân. Đối với các
nghiệm thức nước thì EC đất có giá trị khoảng 0,85-1,29 mS/cm. Ở các giai đoạn
60, 75, 90 ngày sau sạ, trị số EC đất có sự khác biệt ý nghĩa mức 5% và trị số EC
đất trong nghiệm thức tưới ngập liên tục (0,85-0.95 mS/cm) luôn thấp hơn nghiệm
thức tưới khi hạ -15cm (1,03-1,23 mS/cm) và tưới khi hạ -30cm (0.91-1,29 mS/cm).
Điều này có thể do càng xuống sâu thì lượng cation đặc biệt là Na+ càng nhiều nên khi áp dụng tưới tiết kiệm thì cation theo mao dẫn đi lên làm cho EC ở nghiệm thức tưới tiết kiệm cao hơn, EC cao nhất là ở nghiệm thức tưới tiết kiệm độ sâu 30cm
(1,29mS/cm). Ở các nghiệm thức bón phân lân thì EC không có sự khác biệt ý
nghĩa trong từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, EC khoảng 0,83-1,26 mS/cm. Theo
thang đánh giá Western Labs Soil Report (2002) với ngưỡng EC từ 1,1-2,0 mS/cm không làm ảnh hưởng đến cây trồng. Sự tương tác giữa chế độ nước và liều lượng
3.4.2 Hàm lượng đạm hữu dụng
Kết quả Bảng 3.6 cho thấy hàm lượng đạm hữu dụng giảm dần từ giai đoạn
35-75 ngày sau sạ và tăng cao ở giai đoạn 90 ngày sau sạ, nhưng lại giảm ở giai đoạn thu hoạch. Trong nghiệm thức nước, hàm lượng đạm hữu dụng ở chế độ ngập
liên tục (1,6-12,3 N,NH4mg/kg) luôn thấp hơn hai chế độ tưới khi hạ 15cm (2,7- 14,9 N,NH4mg/kg) và tưới khi mực nước hạ 30cm (1,8-12,5 N,NH4mg/kg). Hơn
nữa vào giai đoạn 75-90 ngày sau sạlượng đạm hữu dụng có sự biến động lớn, tăng
từ 1,6-14,9 N,NH4mg/kg. Điều này có thể giải thích do ở chế độ ngập liên tục thì
môi trường thiếu oxy không thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và lượng đạm trong đất có thể bốc thoát hoặc bị rửa trôi nên hàm lượng đạm hữu dụng thấp. Còn ở
nghiệm thức tưới tiết kiệmđất có thời gian để hô hấp tạo điều kiện thuận lợi cho rễ
cây có thể tiết ra những enzyme như protease hoặc các acid hữu cơ làm thúc đẩy
hoạt động của quần thể vi sinh vật đất nên hàm lượng đạm ở chế độ này cao hơn và
ít bốc thoát hơn nghiệm thức ngập liên lục. Còn ở giai đoạn thu hoạch hàm lượng đạm hữu dụngở cả ba chế độ nước lại có xu hướng giảm trở lại. Điều này có thể
giải thích do trong giai đoạn trổ cây sử dụng đạm nhiều nên đến giai đoạn thu hoạch hàm lượng đạm trong đất giảm. Nhưng không có khác biệt giữa các nghiệm thức.
Bảng 3.6 Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất qua các giai đoạn sinh trưởng của
lúa.
Nghiệm thức Hàm lượng đạm hữu dụng (N,NH4mg/kg)
35NSS 60NSS 75NSS 90NSS Thu hoạch
Chế độ nước (A)
Ngập liên tục 3,5 2,7 1,6 12,3 9,9
Tưới khi mực nước hạ -15cm 3,8 2,7 3,0 14,9 7,3
Tưới khi mực nước hạ -30cm 4,5 3,1 1,8 12,5 9,7
Liều lượng phân lân (B)
0P 4,1 3,0 1,9 14,1 8,3 60P 3,3 2,4 3,2 13,4 7,4 40P 4,4 2,5 1,6 12,7 10,2 20P 4,0 3,3 1,8 12,8 10,1 F(A) ns ns ns ns ns F(B) ns ns ns ns ns F(A*B) ns ns ns ns ns
Tương tự, ở liều lượng bón phân lân, hàm lượng đạm hữu dụng có xu hướng
giảm dần ở giai đoạn 35-75 ngày sau sạ và lại tăng cao ở giai đoạn 90 ngày sau sạ nhưng lại tiếp tục giảm ở giai đoạn thu hoạch, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa
các nghiệm thức. Có thể kết luận mặc dù đạm hữu dụng có sự biến động qua các giai đoạn sinh trưởng nhưng trong từng giai đoạn sinh trưởng lượng đạm hữu dụng
không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức nước và cả liều lượng phân lân,
và tương tác giữa chế độ nước và liều lượng bón phân lân cũng không có khác biệt.
3.4.3 Lân hữu dụng .
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của chế độ nước và liều lượng phân lân đến hàm lượng lân hữu
dụng trong đất.
Nghiệm thức Lân dễ tiêu (mgP/kg)
35 NSS 60NSS 75NSS 90NSS Thu hoạch
Chế độ nước (A)
Ngập liên tục 22,6 18,6 18,3 22,0 19,7
Tưới khi mực nước hạ -15cm 24,5 20,8 17,0 19,0 21,8
Tưới khi mực nước hạ -30cm 21,4 20,8 19,2 19,2 19,4
Liều lượng phân lân (B)
0P 16,9 14,8 12,0 16,0 14,2 60P 29,1 25,9 25,0 26,2 27,9 40P 19,4 18,0 15,3 21,1 16,8 20P 26,0 21,6 20,3 17,0 22,3 F(A) ns ns ns ns ns F(B) * * * ns * F(A*B) ns ns ns ns ns
Ghi chú: ns: khác biệt không ý nghĩa; *: khác biệt ý nghĩa mức 5% kiểm định bởi Tukey-MiniTab 16
Từ Bảng 3.7 cho thấy hàm lượng lân hữu dụng giữa các nghiệm thức tưới nước
không khác biệt. Do trong đất hàm lượng lân hữu dụng vẫn còn cao nên khi giảm nước tưới tạo điều kiện thoáng khí, hàm lượng lân bị cố định bởi các oxyt Fe, Al
không khác biệt so với tưới ngập liên tục. Trong quá trình canh tác cây lúa lấy đi
một lượng lân liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng nên hàm lượng lân hữu dụng
giảm dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Điều này phù hợp với nghiên cứu của
Phạm Phước Nhẫn và Tô Phúc Tường (2013) cho rằng tưới khô ngập luân phiên không ảnh hưởng đến độ hữu dụng lân trong đất, lân có khuynh hướng phản ứng
với các thành phần trong đất tạo thành các hợp chất không hòa tan, chậm hữu dụng
Đối với liều lượng bón phân lân thì hàm lượng lân hữu dụng ở giai đoạn 35,
60, 75 ngày sau sạ và thu hoạch có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% giữa nghiệm
thức 0P và bón 60P (Bảng 3.7). Giai đoạn 35 ngày sau sạ hàm lượng lân hữu dụng ở
nghiệm thức 0P là 16,9 mgP/kg thấp hơn ở nghiệm thức bón 60P 29,2 mgP/kg. Giai
đoạn 60 ngày sau sạ hàm lượng lân hữu dụng ở nghiệm thức 0P là 14,8 mgP/kg, ở
nghiệm thức bón 60P là 25,9 mgP/kg. Tương tự ở giai đoạn 75 ngày sau sạ hàm
lượng lân hữu dụng ở nghiệm thức 0P là 12,0 mgP/kg, ở nghiệm thức bón 60P là
25,0 mgP/kg. Điều này cho thấy nếu bón nhiều phân lân thì lượng lân dư thừa sẽ được tích lũy trong đất có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng đến cây
trồng và làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên tương tác giữa chế độ nước và liều lượng bón phân lân không ảnh hưởng đến lân hữu dụng trong đất
3.5. Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến sự hấp thu đạm và lân 3.5.1 Hàm lượng đạm trong thân và trong hạt 3.5.1 Hàm lượng đạm trong thân và trong hạt
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của chế độ nước và liều lượng phân lân đến đạm hấp thu trong thân và trong hạt.
Nghiệm thức Hàm lượng đạm (%N)
Hạt Rơm
Chế độ nước (A)
Ngập liên tục 1,03b 0,66b
Tưới khi mực nước hạ -15cm 1,06ab 0,76a
Tưới khi mực nước hạ -30cm 1,08a 0,74ab
Liều lượng phân lân (B)
0P 1,05 0,71 60P 1,05 0,73 40P 1,05 0,73 20P 1,07 0,71 F(A) * * F(B) ns ns F(A*B) ns ns
Ghi chú: ns: khác biệt không ý nghĩa; *: khác biệt ý nghĩa mức 5% kiểm định bởi Tukey-MiniTab 16
Từ kết quả Bảng 3.8 cho thấy lượng đạm hấp thu trong hạt khoảng (1.05-1.08
%N) cao hơn trong rơm (0.66-0.74%N). Đạm được cây lúa hấp thu trong quá trình sinh trưởng để cung cấp cho quá trình phát triển thân, rễ, lá và làm gia tăng năng
suất, nên đạm hấp thu trong cây sẽ thấp trong hạt. Ở chế độ ngập liên tục có hàm
biệt ở mức ý nghĩa 5%. Điều này có thể giải thích do ở chế độ ngập liên tục đất luôn
trong tình trạng yếm khí làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa đạm của vi sinh vật làm hạn chế sự hấp thu đạm của cây, còn ở chế độ tưới khi hạ 15 cm và 30 cm thì tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật chuyển hóa đạm nên cây hấp thu được nhiều hơn.
Bên cạnh đó liều lượng bón phân lân không làm ảnh hưởng đến đạm hấp thu trong rơm và trong hạt.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự tương tác giữa chế độ nước và liều lượng phân lân không làm ảnh hưởng đến đạm hấp thu. Nhìn chung, việc áp
dụng tưới tiết kiệm làm gia tăng hiệu quả sử dụng đạm hấp thu trong cây còn việc
bón giảm thiểu lân không làm ảnh hưởng đến lượng đạm mà cây hấp thu được.
3.5.2 Hàm lượng lân trong thân
3.5.3 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của chế độ nước và liều lượng lân đến hàm lượng lân
trong thân.
Nghiệm thức Lân hấp thu (%P2O5)
35 NSS 60NSS 75NSS Thu hoạch
Chế độ nước (A)
Ngập liên tục 0,76 0,7 0,62 0,65
Tưới khi mực nước hạ -15cm 0,77 0,68 0,63 0,65
Tưới khi mực nước hạ -30cm 0,75 0,68 0,65 0,67
Liều lượng phân lân (B)
0P 0,70b 0,64c 0,59b 0,63 60P 0,81a 0,74a 0,63ab 0,64 40P 0,78ab 0,66bc 0,67a 0,66 20P 0,76ab 0,70ab 0,65a 0,69 F(A) ns ns ns ns F(B) * * * ns F(A*B) ns ns ns ns
Ghi chú: ns: khác biệt không ý nghĩa; *: khác biệt ý nghĩa mức 5% kiểm định bởi Tukey-MiniTab 16
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng lân trong thân có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn sinh trưởng của lúa (Bảng 3.9). Trong nghiệm thức nước hàm
lượng lân trong cây ở giai đoạn 35 ngày sau sạ (0,75-0,77 %P2O5) cao nhất trong các giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên giữa các nghiệm thức quản lý nước thì không có sự khác biệt về lân trong thân qua từng giai đoạn sinh trưởng. Điều đó cho thấy
Đối với các nghiệm thức bón lân thì lân trong cây có sự khác biệt mức ý
nghĩa 5% . Ở các nghiệm thức không bón lân thì hàm lượng lân trong thân thấp hơn ở ba nghiệm thức có bón lân, nhưng sự khác biệt này không nhiều. Sự khác biệt rõ ràng nhất là ở nghiệm thức bón 60 kg P2O5 so với không bón lân. Điều này cho thấy
rằng khi bón lân thì lượng lân hấp thu sẽ cao hơn khi không bón lân. Hàm lượng lân
trong thân có xu hướng giảm dần theo các giai đoạn sinh trưởng của lúa và cây lúa chỉ hấp thu lân đến một giới hạn nhất địnhnên vào giai đoạn thu hoạch không có sự
khác biệt giữa các nghiệm thức. Do đó, khi liên tục bón quá nhiều phân lân trong
thời gian dài sẽ làm cho lượng lân lưu tồn trong đất rất lớn, làm tăng nguy cơ rửa trôi ra nước gây hiện tượng phú nhưỡng.
3.6. Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa
3.6.1 Chiều cao
Bảng 3.10 Chiều cao cây qua từng giai đoạn sinh trưởng của lúa (cm).
Nghiệm thức Chiều cao cây lúa (cm)
35NSS 60NSS 75NSS
Chế độ nước (A)
Ngập liên tục 31,7 52,3 55,2
Tưới khi mực nước hạ -15cm 31,3 50,8 54,3
Tưới khi mực nước hạ -30cm 31,8 50,7 52,6
Liều lượng phân lân(B)
0P 31,0 49,2 53,2 60P 32,6 53,5 54,3 40P 32,1 51,6 54,8 20P 30,7 50,8 53,8 F (A) ns ns ns F (B) ns ns ns F(A*B) ns ns ns
Ghi chú: ns: khác biệt không ý nghĩa kiểm định bởi Tukey-MiniTab 16; NSS: ngày sau sạ
Từ kết quả Bảng 3.10 cho thấy chiều cao cây lúa tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng . Tuy nhiên, trong các giai đoạn sinh trưởng ở các chế độ nước thì các nghiệm thức không có sự khác biệt. Và trong các liều lượng phân lân thì các nghiệm thức cũng không khác biệt. Hơn nữa, tương tác giữa chế độ nước và liều lượng lân cũng không ảnh hưởng đến chiều cao cây lúa. Có thể giải thích do lượng
phân bón trong các vụ trước đó còn lưu tồn trong đất nên vẫn cung cấp đủ cho cây,
do vậy cây lúa vẫn đủ khả năng để phát triển chiều cao. Nhìn chung sự tương tác
3.6.2 Số chồi
Bảng 3.11Số chồi trên 0,25m2 qua từng giai đoạn sinh trưởng.
Nghiệm thức Số chồi/0,25m
2
35NSS 60NSS 75NSS
Chế độ nước (A):
Ngập liên tục 265 218 177
Tưới khi mực nước hạ -15cm 277 220 167
Tưới khi mực nước hạ -30cm 266 223 170
Liều lượng phân lân (B):
0P 276 229 171 60P 281 221 174 40P 270 225 174 20P 250 206 170 F (A) ns ns ns F(B) ns ns ns F(A*B) ns ns ns
Ghi chú: ns: không khác biệt; NSS: ngày sau sạ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số chồi không có sự khác biệt giữa các chế độ nước. Tương tự, ở các mức liều lượng phân lân thì số chồi cũng không khác biệt
(Bảng 3.11). Số chồi giảm dần từ giai đoạn 35-75 ngày sau sạ, nguyên nhân có thể
do trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa cần nhiều nhu cầu về dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm và sự thông thoáng cho nên sẽ xảy ra sự cạnh tranh giữa
các chồi với nhau, dẫn đến số chồi vô hiệu sẽ bị chết và chỉ còn lại những chồi hữu
hiệu. Tóm lại liều lượng phân lân và chế độ nước không làm thay đổi sự phát triển
số chồi, bên cạnh đó sự tương tác giữa chế độ nước và liều lượng bón phân lân
không có sự khác biệt.
3.7. Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm và bón giảm lân đến năng suất và thành phần năng suất
3.7.1 Thành phần năng suất
Kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy ở nghiệm thức tưới ngập liên tục trọng lượng
1000 hạt (23,0g) cao hơn nghiệm thức tưới khi hạ 15cm (21,0g), và có sự khác biệt
ý nghĩa ở mức 5%. Nhưng lại không có khác biệt ở liều lượng bón phân lân. Ngoài ra các chỉ tiêu như số bông/m2, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc thì không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chế độ nước và liều lượng phân lân trong mỗi giai đoạn phát
vào giống lúa hơn là chế độ nước tưới và liều lượng bón phân lân nên không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Bảng 3.12 Thành phần năng suất