Bảng 3.6 cho thấy tổng số trái quýt Hồng ở các độ tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tổng số trái trên cây ở các nhịp tưới và sự tương tác giữa 2 nhân tố này khác biệt không có ý nghĩa. Ở độ tuổi cao trên 10 năm tuổi (266,7) khác biệt so với cây có độ tuổi 4-6 năm (192,8). Những cây có độ tuổi 4-6 năm tuổi có tổng số trái thấp hơn so với cây 7-10 năm và trên 10 năm nguyên nhân là do đường kính tán của cây còn nhỏ từ đó làm cho số trái/cành và tổng số trái trên cây không cao so với cây 7-10 năm và trên 10 năm. Trên thực tế cây có độ tuổi càng nhỏ thì năng suất của cây càng thấp. Điều này cũng bắt gặp bởi Trần Hữu Hiếu (2012), tác giả cho biết cây ởđộ tuổi trên 10 năm và 7-10 năm khác biệt so với cây 4-6 năm tuổi. Sự khác biệt này là do cây trên 10 năm tuổi có tán lá rộng cho trái ổn định và tổng số trái trên cây thường ở mức năng suất cao.
Tỉ lệ trái khô đầu múi khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.Bảng 3.6 cho ta thấy những cây 4-6 năm tuổi có tỉ lệ trái khô cao nhất (17,11%) cây trên 10 năm tuổi lại có tỉ lệ trái khô thấp nhất (9,06%). Các nhịp tưới và sự tương tác giữa độ tuổi cây và nhịp tưới khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích
25
thống kê ở mức 5%. Theo Trần Văn Hâu và ctv., 2009 hiện tượng KĐM còn có thể do một số nguyên nhân như bịảnh hưởng của tuổi cây, kích thước trái, năng suất cây, thời gian thu hoạch và phân bón. Hiện tượng KĐM xuất hiện nhiều nơi trên thế giới, là hiện tượng rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển trái. Theo Trần Văn Hâu và ctv., 2011 hiện tượng KĐM xuất hiện khoảng 195 ngày sau đậu trái và có xu hướng tăng dần cho đến khi thu hoạch. Như vậy, thời điểm KĐM xuất hiện là vào mùa mưa lúc này trái bước vào giai đoạn trưởng thành và chín có thể có sự cạnh tranh về dinh dưỡng giữa sự sinh trưởng cây và sự phát triển trái. Ngoài ra, Trần Văn Hâu và ctv., 2009 cho biết mùa mưa kéo dài thúc đẩy cây ra đọt trong giai đoạn trái trưởng thành cũng cạnh tranh dinh dưỡng gây ra hiện tượng KĐM.
Tóm lại, số trái trên cây, tỉ lệ trái khô bịảnh hưởng bởi nhân tố tuổi cây. Cây có độ tuổi nhỏ thì có mức năng suất thấp nhưng lại có tỉ lệ trái chai và KĐM cao. Ngược lại cây lớn tuổi lại có tỉ lệ KĐM thấp hơn trong khi tổng số trái trên cây lại chiếm tỉ lệ rất lớn.
Bảng 3.6:Tổng số trái trên cây, tỉ lệ trái khô trên cây quýt Hồng ở các độ tuổi và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Nghiệm thức Tổng số trái
trên cây Tỉ lệ trái KĐM (%)
Tuổi cây(A) 4-6 năm 192,8b 17,11a 7-10 năm 227,6ab 11,51b >10 năm 266,7a 9,06b Nhịp tưới (B) Đối chứng 238,2 11,81 2 ngày 224,0 13,52 3 ngày 249,0 11,07 4 ngày 255,2 9,17 F(A) F(B) F(A*B) CV (%) ** ** ns ns ns ns 23,3 52,2
ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% .* khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
26