Đặc điểm kích thước và các chiều đo

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của nhóm gà nòi trà vinh và bình định (Trang 33 - 34)

L ỜI CẢM TẠ

4.1.2Đặc điểm kích thước và các chiều đo

Kích thước các chiều đo là những tính trạng di truyền, chúng được quy định bởi các cặp gen có thể ở dạng đồng hợp tử lặn, trội hay dị hợp tử. Các tính trạng này có mối liên hệ với các tính trạng năng suất quan trọng khác của gia cầm ở các mức độ khác nhau (Bùi Hữu Đoàn, 2011).

Việc xác định các tính trạng này giúp người nghiên cứu nắm được đặc điểm, sự giống và khác nhau trong cấu trúc cơ thể của mỗi cá thể, dòng, giống gia cầm. Khi xác định các mối quan hệ giữa các tính trạng này với các tính trạng năng suất sẽ giúp các nhà tạo giống định hướng trong việc chọn lọc, chọn phối thuận lợi hơn. Kết quả trung bình các chiều đo của hai nhóm gà thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.1.

Bảng 4.2 Thống kê trung bình các chiều đo của gà Nòi (X ± SD)

Chỉ tiêu Nhóm gà Trà Vinh (n=40) Nhóm gà Bình Định (n=40) p Khối lượng (g) 1702 ±240,7 1908±240,3 0,000 Góc ngực (0) 64,1 ±5,21 64,4±4,90 0,794 Vòng ngực (cm) 29,5±2,32 30,2±1,58 0,089 Dài thân (cm) 17,4±1,59 17,4±2,03 0,994 Dài ức (cm) 11,0±1,06 11,9±0,95 0,000 Sâu ức (cm) 10,2±1,53 10,4±1,17 0,558 Dài đùi (cm) 13,4±1,34 13,6±2,06 0,747 Cao chân (cm) 7,89±0,73 8,13±0,72 0,140 Vòng đùi (cm) 11,0±1,21 11,4±1,05 0,117 Vòng chân (cm) 4,29±0,35 4,32±0,26 0,692

Kết quả quan sát cho thấy có sự chênh lệch về chỉ tiêu khối lượng giữa hai dòng gà, trong đó nhóm gà Bình Định (1908 g) thể hiện khối lượng cao hơn gà Trà Vinh (1702 g) và sự khác biệt này thể hiện rất có ý nghĩa thống kê (P=0,000). Kết quả này cho thấy nhóm gà Bình Định có khả năng tăng trưởng nhanh hơn nhóm gà Trà Vinh khi ở cùng độ tuổi. Bên cạnh đó, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,000) cũng được tìm thấy ở chỉ tiêu dài ức giữa hai dòng gà. Ở chỉ tiêu này, nhóm gà Bình Định vẫn thể hiện đặc điểm nổi trội hơn với chiều dài ức là 11,9 cm, trong khi đó chiều dài ức của nhóm gà Trà Vinh là 11 cm. Đối với các chỉ tiêu góc ngực, vòng ngưc, dài thân, sâu ức, dài đùi, cao chân, vòng đùi và vòng chân không tìm thấy sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm gà này. Khi so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Văn Quyên (2008) trên giống gà Nòi thả vườn ở ĐBSCL (1667 g) cho thấy cả hai nhóm gà thí nghiệm đều đạt khối lượng cao hơn, cụ thể ở nhóm gà Trà Vinh là 1702 g và nhóm gà Bình Định là 1908 g. Khi so sánh với kết quả điều tra của Nguyễn Tiến Dũng (2012) trên giống gà Nòi tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre (1800 g), nhóm gà Trà Vinh thể hiện khối lượng thấp hơn, trong khi đó nhóm gà Bình Định vẫn thể hiện khối lượng cao hơn. Kết quả này cho thấy nhóm gà Nòi Bình Định có khả năng sinh trưởng cao.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của nhóm gà nòi trà vinh và bình định (Trang 33 - 34)