Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gibberellin đến phát triển và năng suất giống đậu nành mtđ517 8 (Trang 26)

Số liệu ghi nhận được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích phương sai và kiểm định sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

15

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ- THẢO LUẬN 3.1 CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG

Kết quả ở Hình 3.1 cho thấy, khi phun gibberellin với nồng độ 300 mg/l trên cây đậu nành cho kết quả chiều cao cây cao nhất (6,73 cm), nhưng không có sự khác biệt so với đối chứng (60,10 cm). Gibberellin có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào theo chiều dọc, kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây theo chiều cao, làm thân vươn dài (Nguyễn Minh Chơn, 2010). Sự kích thích vươn dài của gibberellin thể hiện rất rõ trên những cây non hoặc bộ phận non, ở cây đã trưởng thành hay cơ quan đã già thì ảnh hưởng sẽ kém đi (Arteca, 1996). Gibberellin kiểm soát vị trí các vi sợi cellulose mới tổng hợp ở vách tế bào, hiện tượng quan trọng trong sự tăng trưởng hữu cực của tế bào. Khi xử lý gibberellin ngoại sinh làm tăng sự phân chia tế bào (Lê Văn Tri, 1994).

Hình 3.1 chiều cao đậu nành lúc thu hoạch (cm)

Từ kết quả thu được ở Bảng 3.1 cho thấy, về chỉ tiêu số nhánh, khi xử lý gibberellin ở nồng độ 100 mg/l trên cây đậu nành cho kết quả số nhánh cây đậu nành cao nhất (11,13 nhánh) và có sự khác biệt so với đối chứng (9,00 nhánh) ở mức ý nghĩa 5%, Gibberellin kích thích sự phân chia tế bào kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ. xử lý gibberellin ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng thái nghỉ sâu, hàm lượng gibberellin tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời gian nghỉ, lúc hạt nảy mầm và giúp hình thành các chồi nách nhiều hơn (Nguyễn Minh Chơn, 2010). Nhiều trạng thái ngủ bị phá vỡ bởi gibberellin, bao gồm trạng thái ngủ của hạt giống, ngủ của củ, ngủ của chồi và nụ (Brian, 2008).

60,10 ab 61,21 ab 60,73 ab 62,33 a 58,38 b 56 57 58 59 60 61 62 63 Đối chứng 100 mg/l 200 mg/l 300 mg/l 400 mg/l

16

Về chỉ tiêu số lóng, từ kết quả cho thấy xử lý gibberellin ở nồng độ 100 mg/l có kết quả số lóng cây đậu nành cao nhất (12,25 lóng) và có sự khác biệt so với đối chứng (9,88 lóng) ở mức ý nghĩa 5%, nhưng không khác biệt so với các nghiệm thức khác. Theo Nanda and Dhinds(1967) khi xử lý 100 mg/l gibberellin cho cây đậu nành giúp kích thích sự phát triển chiều cao của thân bằng cách tăng kéo dài và số lượng các lóng trên cây đậu nành.

Bảng 3.1 Tổng số nhánh và số lóng đậu nành lúc thu hoạch

Nghiệm thức Số nhánh Số lóng Đối chứng 9,00b 9,88b 100 mg/l 11,13a 12,25a 200 mg/l 8,25b 11,13ab 300 mg/l 8,75b 11,25ab 400 mg/l 8,50b 10,88ab F * * CV(%) 13,02 9,62

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: không khác biệt, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Theo kết quả thu được ở Bảng 3.2 cho thấy, trọng lượng cây đậu nành khi thu hoạch, khi phun gibberellin ở nồng độ 100 mg/l và 400 mg/l cho kết quả trọng lượng cây cao nhất (67,58 g) có khác biệt so với đối chứng (28,67 g) ở mức ý nghĩa 5%. Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do của gibberellin kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lý của gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh khối của cây (Nguyễn Minh Chơn, 2004). Theo Lê Văn Tri (1994) khi xử lý gibberellin với liều cao hoặc có kèm thêm Cytokinin kích thích sự tăng trưởng lá. Diện tích lá có thể tăng gấp đôi bình thường do hệ số giữa độ dài cuống lá/phiến lá tăng làm tăng diện tích lá. GA3 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp RNA trong hệ thống cây, đó là hoạt động chính xảy ra trong nhân tế bào, các ARN được tổng hợp bởi tác dụng của GA3 có trọng lượng phân tử lớn hơn bình thường từ đó dẫn đến làm tăng DNA khuôn và gia tăng hoạt động RNA polymerase dẫn đến tăng quá trình phân chia và giãn dài tế bào (Varner and Johri, 1968)

Về chiều cao lóng trái, từ kết quả thu được cho thấy, khi xử lý gibberellin ở nồng độ 200 mg/l và 300 mg/l cho kết quả chiều cao lóng trái cao nhất (19 cm) và có sự khác biệt ở mức ý nghĩ 5% so với đối chứng (9,19 cm). Gibberellin kích thích sự kéo dài lóng, vừa do sự kéo dài vừa do sự phân chia tế bào thân là đặc tính nổi bật của gibberellin. Gibberellin kích thích mạnh sự phân chia tế bào nhu mô vỏ và biểu bì. Xử lý gibberellin làm tăng năng suất mía cây và đường (do kích thích sự kéo dài lóng) (Nguyễn Minh Chơn, 2004). Theo Vagner et al.,

17

(2003) gibberellin làm gia tăng chiều cao cây, chiều cao và đường kính lóng đầu tiên. Từ kết quả này tạo điều kiện thuận lợi cho viêc đưa cơ giới hóa vào canh tác đậu nành đặc biệt khâu thu hoạch sẽ góp phần giảm thất thoát cho khâu thu hoạch.

Bảng 3.2 Chiều cao đóng trái (cm) và trọng lượng cây đậu nành (g) lúc thu hoạch

Nghiệm thức Chiều cao đóng trái (cm) Trọng lượng cây (g)

Đối chứng 9,19 b 34,81 b 100 mg/l 12,50ab 67,58 a 200 mg/l 19,00 a 38,36 b 300 mg/l 17,00 a 40,97 b 400 mg/l 14,65 ab 59,85 a F * * CV(%) 26,67 12,42

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: không khác biệt, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Từ kết quả Bảng 3.3 cho thấy, tỉ lệ gia tăng của chiều cao cây đậu nành có sự khác biệt qua các giai đoạn. Ở giai đoạn 7 ngày sau khi xử lý gibberellin đợt 1 cho thấy, phun nồng độ 100 mg/l cho kết quả gia tăng chiều cao cao nhất (10,08 cm) và có sự khác biệt so với tất cả các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%.

Giai đoạn 21 ngày sau khi phun đợt 1 (tức là 7 ngày sau khi phun đợt 2) , ta thấy, phun gibberellin ở nồng độ 300 mg/l làm gia tăng chiều cao cây cao nhất (13,75 cm) và có sự khác biệt so với đối chứng (9,43 cm) ở mức ý nghĩa 5% nhưng không khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Còn những giai đoạn còn lại thì tỉ lệ gia tăng chiều cao của các nghiệm thức không có sự khác biệt.

Bảng 3.3 Tỉ lệ gia tăng chiều cao cây đậu nành qua các giai đoạn (cm)

Nghiệm thức

Ngày sau khi xử lý gibberellin

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày

Đối chứng 7,99 c 9,50 9,43 b 8,85 2,71 2,15 100 mg/l 10,08 a 10,65 11,73 ab 5,59 2,04 1,25 200 mg/l 9,18 b 9,16 12,23 ab 7,86 1,13 1,58 300 mg/l 8,58 bc 11,33 13,75 a 7,90 1,40 0,98 400 mg/l 8,58 bc 9,26 11,10 ab 6,83 2,26 2,18 F * ns * ns ns ns CV(%) 5,70 14,35 16,06 45,08 35,72 42,13

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: không khác biệt, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Theo Arteca (1996) gibberellin kích thích sự vươn dài của gibberellin thể hiện rất rõ trên những cây non hoặc bộ phận non, ở cây đã trưởng thành hay cơ quan đã già thì ảnh hưởng sẽ kém đi. Ngoài ra gibberellin không tích lũy trong mô, trong quá trình chuyển hóa trong cây, trong đất và trong điều kiện tự nhiên khi gibberellin được sử dụng thông qua ứng dụng trên lá, làm tăng chiều dài

18

hypocotyls và tăng chiều dài của lóng ngay phía trên, do đó, ảnh hưởng đến chiều cao của cây ở đó giai đoạn xử lý (Mislevy et al., 1989).

3.2 CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT

Từ kết quả của Bảng 3.4 cho thấy, về chỉ tiêu số trái, khi phun gibberellin với nồng độ 100 mg/l cho kết quả số trái cao nhất (67 trái) và tất cả các nghiệm thức có phun gibberellin đều cho kết quả cao hơn so với đối chứng (55,71 trái) ở mức ý nghĩa 5%.

Về trọng lượng trái, khi phun gibberellin ở nồng độ 400 mg/l cho kết quả trọng lượng trái cao nhất (41,92 g) có sự khác biệt so với đối chứng (28,67 g) ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 3.4 Số trái, trọng lượng trái (g) và trọng lượng hạt (g) đậu nành lúc thu hoạch

Nghiệm thức Số trái Trọng lượng hạt (g) Trọng lượng trái (g)

Đối chứng 55,71 c 23,73 28,67 b 100 mg/l 67,10 a 25,05 29,09 b 200 mg/l 62,41 b 25,81 30,99 ab 300 mg/l 61,60 b 27,48 34,52 ab 400 mg/l 62,61 b 32,66 41,93 a F * ns * CV(%) 2,58 25,95 23,28

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: không khác biệt, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Nhiều nghiên cứu cho thấy gibberellin có kích thích sự tăng trưởng của trái. Khi đo hàm lượng gibberellin nội sinh trong giai đoạn tăng trưởng của trái non và trái trưởng thành, đều thấy đỉnh của gibberellin trong trái tương quan với tốc độ tăng trưởng của trái (Raju and Das, 1968). Theo kết quả nghiên cứu của Hayashi et al., (1968) thì hạt là nguồn chứa gibberellin và sự phát triển của hạt thường cung cấp gibberellin. Ngoài ra, gibberellin ngăn cản quá trình rụng của các cơ quan (lá, hoa, quả) làm chậm quá trình chín, quá trình già hóa của các cơ quan (Stover et al., 2001). Bởi vì, hiện tượng rụng trái non có liên quan với nồng độ Indole acetic acid, gibberellic acid và abscisic acid nội sinh.

Từ kết quả Bảng 3.5 cho thấy, về chỉ tiêu trọng lượng 1000 hạt, ở tất cả các nghiệm thức có phun gibberellin đều cho kết quả trọng lượng 1000 hạt đậu nành cao hơn so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%, mặc dù trọng lượng hạt thì không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Mặc khác, khi phun gibberellin với nồng độ 100 mg/l cho kết quả trọng lượng vật chất khô cao nhất và có sự khác biệt so với tất cả các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%. Theo Vagner et al., (2003) khi phun 100 mg/l gibberellin làm gia tăng diện tích lá và vật chất khô của cây đậu nành.

19

Bảng 3.5 Tỉ lệ trọng lượng hạt, trọng lượng 1000 hạt và trọng lượng cây đậu nành sau khi sấy (g)

Nghiệm thức Trọng lượng 1000 hạt Trọng lượng hạt sấy Trọng lượng cây sấy Đối chứng 209,36b 8,84 16,04b 100 mg/l 277,74a 10,55 41,89a 200 mg/l 288,52a 9,74 21,89b 300 mg/l 286,97a 10,79 18,02b 400 mg/l 300,23a 9,53 20,01b F * ns * CV(%) 14,55 26,50 33,33

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: không khác biệt, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Về tỉ lệ số trái một hạt, hai hạt, ba hạt và số trái lép, cho thấy, khi xử lý gibberellin trên cây đậu nành với nồng độ 200 mg/l cho kết quả số trái có ba hạt khác biệt với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Còn xử lý gibberellin trên đậu nành với nồng độ 300 mg/l cho kết quả số trái 1 hạt có sự khác biệt với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả thu được ta thấy ở chỉ tiêu số trái lép thì đối chứng cho kết quả số trái lép cao nhất. Điều này tương tự với kết quả nghiên cứu của Fouly et al., (1988) khi phun gibberellin với nồng độ 50-100 mg/l sẽ làm tăng số lượng hạt/trái đậu nành, nhưng không làm tăng số trái/cây.

Hình 3.2: Tỉ lệ số trái một hạt, hai hạt, ba hạt, và số trái lép trên cây đậu nành lúc thu hoạch.

Ngoài ra, từ kết quả thu đươc còn cho thấy khi phun gibberellin trên đậu nành với nồng độ 300 mg/l và 400 mg/l có ảnh hưởng làm chậm quá trình trổ hoa của đậu nành, từ đó dẫn đến làm chậm quá trình chín của trái. Theo Jack and

3b 5ab 8.25a 5.75ab 6.75ab 24.75a 18.25b 16.25b 17.75ab 18.75b 0 5 10 15 20 25 30 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 số trái 3 hạt số trái 2 hạt số trái 1 hạt số trái lép

20

Esther (1964) gibberellin có thể kéo dài giai đoạn sinh trưởng, trì hoãn giai đoạn sinh sản trên cây đậu nành. Gibberellin có thể không trực tiếp kích thích ra hoa nhưng cảm ứng tạo ra một chất kích thích ra hoa hoặc tạo ra một điều kiện cho mô phân sinh ngọn có trạng thái sinh lý thích hợp để đáp ứng với kích thích tố ra hoa. Gibberellin có vai trò quan trọng trong sự ra hoa nhưng đến nay cơ chế tác động chưa thật sự rõ (Bernier et al., 1993).

21

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Nồng độ gibberellin 100mg/l thích hợp cho phát triển và năng suất của giống đậu nành MTĐ517-8 trong điều kiện nhà lưới, giúp làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như năng suất như: số trái, trọng lượng 1000 hạt, trọng lượng trái, trọng lượng cây, chiều cao cây.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Tiến hành nhân rộng thí nghiêm ra ngoài đồng ruộng để có kết quả thực tế ngoài đồng ruộng cũng như sự tương tác của gibberellin với các điều kiện môi trường.

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Arteca, R., 1996. Plant Growth Substances: Principles and Applications. New York: Chapman & Hall.

Bains, Bajwa and Singh, 1997. In relation to endogenous concentrations of IAA, GA3 and ABA in pedicels and fruitless. Abscission of mango fruitlets.

Bernier. G, A. Havelange, C. Houssa, A. Petitjeab and P. Lejeune,1993.Physiological signals that flowering. The Plant Cell, Vol. 5, 1147-1 155

Brian, P. V., 2008, Effects of Gibberellins on Plant Growth and Development

CASTRO, P.R.C. and E. MELOTTO, 1989. Bioestimulantes e hormônios aplicados via foliar. Campinas:Fundação Cargill. v.1, cap.8, p.191-235.

Crop water management (2002). Nguồn water management@FAO.org

Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996. Cây Công nghiệp ngắn ngày. NXB Nông nghiệp.

Fouly, EL., MM. Sakr, R. Fouad, MK. Zaher and AFA. Fawzi, 1988. Effect of GA, CCC and B-9 on morphophysiological characters and yield of kidney beans ( Phaseolus vulgarisL.). Journal of Agronomy Crop Sciences, v.160, p.94-101, Ghorbanli, Hadad Kaveh and Farzami Sepehr. 2000. Effects of Cadmium and

Gibberellin on Growth and Photosynthesis of Glycine Max. Kluwer Academic Publishers.

Haba, P. De-La., ,J.M. Roldan and F. Jimenez, 1985. Antagonistic effect of gibberellic acid and boron on protein and carbohydrate metabolism of soybean germinating seeds. Journal of Plant Nutrition, v.8, p.1061-1073.

Harb, E.Z., 1992. Effect of soaking seeds in some growth regulators and micronutrients on growth, some chemical constituents and yield of faba bean and cotton plants. Bulletin of the Faculty Agriculture of University of Cairo, v.43, p.429-452,. Johri MM. and JE. Varner, 1968. Enhancement of RNA synthesis in isolated pea nuclei

by gibberellic acid. Proc Nat Acad Sci (US) 59: 269- 279.

Jones R.L.,1973. Gibberellins: their physiological role. Ann. Rev. Plant Physiol.

571–98

Khalil, Lucas, Juma, Smith, Payton and Arjmandi, 2002. Soy protein supplementation increases serum insulin-like growth factor-I in young and old men but does not affect markers of bone metabolism. Departments of Nutritional Sciences and Statistics. Oklahoma State University.

King, R.W., H. Seto and R.M. Sachs, 2000. Response to gibberellin structural variants shows that ability to inhibit flowering correlates with effectiveness for promoting stem elongation of some plant species. Plant Growth Regulation, v.19, p.8-14, Lang, 1983. The role of phosphoenolpyruvate carboxylase in C4 photosynthesis and

crassulacean acid metablolism.

Lê Độ Hoàng, Nguyễn Uyễn Tâm và Đặng Trần Phú, 1977. Cây đậu tương. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội.

23

Lê Văn Tri, 1994. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.

MISLEVY, P., K.J. BOOTE and F.G. MARTIN, 1989. Soybean response to gibberellic acid treatments. Journal Plant Growth Regulation, v.8, p.11-18.

Nalawadi, U.G., R. Prithvi and K. Krishnamurthy, 1973. Improvement in the seed germination of soybean varieties by pre-soaking treatments. Indian Journal of Agricultural Sciences, v.43, p.546-550.

Nanda,K.K. and R.S. Dhindsa, 1967. Effect of gibberellic acid on starch content of soybean (Glycine max L.) and its correlation with extension growth.

Naserpur, K., 2007. Investigation of the effect of Gibberellic acid and micro nutrient elements on the yield of Soja varieties as the second crop in Khorramabad. Dissertation, Islamic Azad University, Khoramabad.

Ngô Thế Dân, Nguyễn Ngọc Quyên. Nguyễn Kim Vũ, 1993. Phân vi khuẩn nốt sần và cách sử dụng cho cây đậu đỗ. NXB Nông nghiệp.

Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Pham Thị Đào, 1999. Cây đậu tương. Nhà xuất bản nông nghiệp-Hà Nội.

Nguyễn Bảo Vệ, Trần Thị Kim Ba, Nguyễn Thị Xuân Thu, Lê Vĩnh Thúc, 2011. Cây công nghiệp ngắn ngày. NXB Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Mạnh Chinh, 2012, Chất điều hòa sinh trưởng thực vật ứng dụng trong nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp.

Nguyễn Minh Chơn, 2004. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật. NXB Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gibberellin đến phát triển và năng suất giống đậu nành mtđ517 8 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)