Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng trong các tổ chức

Một phần của tài liệu Những nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ khối các cơ quan tỉnh ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 94 - 99)

Công tác kiểm tra của Đảng là hoạt động của các cấp uỷ, các ban chức năng của Đảng, các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hướng vào việc xây dựng, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị; giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt và nội bộ Đảng; hoàn thiện quy trình lãnh đạo; giữ gìn kỷ luật của Đảng với mục đích thực hiện thắng lợi những quyết định đã được đưa ra trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đòi hỏi Đảng phải thường xuyên tiếp cận, nắm bắt và xử lý nhiều vấn đề nảy sinh trong Đảng, nhằm tăng cường uy tín, bản lĩnh, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, mà giải pháp tích cực là thực hiện nhiệm vụ kiểm tra một cách thường xuyên, một vấn đề không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi tổ chức cơ sở đảng và từng đảng viên. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, công tác kiểm tra càng có tầm quan trong đặc biệt. Nó là một trong hai yếu tố quyết định thành công hay thất bại của các quyết định.

Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm chú trọng đến công tác kiểm tra. Người nói: “khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” [34; 520]. Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn coi trọng công tác kiểm tra, coi đó là một mắt xích, một nguyên tắc quan trọng.

Trong công tác xây dựng Đảng, không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng; Nếu tổ chức kiểm tra cho chu đáo thì cũng như ngọn đèn pha. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể thấy rằng: Chín phần mười khuyết điểm trong công tác của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Vì vậy, tổ chức cơ sở đảng nơi trực tiếp quản lý đảng viên càng phải làm tốt công tác kiểm tra, đây chính là nhân tố bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng.

Nhìn lại thực tiễn, công tác kiểm tra của tổ chức trong Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh ở Thanh Hoá thời gian qua đã có nhiều chuyển biến, góp phần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, giúp các cấp uỷ đảng nắm chắc tình hình, lãnh đạo thực hiện có chất lượng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, xác định được đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như: Nhận thức về công tác kiểm tra của cấp uỷ chưa đúng mức nên hoạt động kiểm tra của cấp uỷ chưa đi vào nề nếp, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra còn lúng túng, chạy theo số lượng “kiểm tra lướt” dễ bỏ qua những trọng tâm, trọng điểm cần kiểm tra, xử lý.

Một số cấp uỷ và Uỷ ban kiểm tra cơ sở chưa xây dựng được quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch kiểm tra và chưa duy trì được chế độ sinh hoạt, báo cáo định kỳ. Việc thực hiện nguyên tắc quy trình trong giải quyết tố cáo và thi hành kỷ luật, có trường hợp sai nguyên tắc, quy trình, quy định của Điều lệ Đảng. Vai trò tham mưu cho cấp uỷ của Uỷ ban kiểm tra hai cấp có mặt còn hạn chế, việc nắm bắt cơ sở thiếu kịp thời nên một số đảng viên vi phạm chậm được

phát hiện và xử lý chưa nghiêm, tác dụng giáo dục thấp, trong lúc đó kiểm tra của cấp uỷ còn ít, nghiệp vụ công tác kiểm tra còn hạn chế.

Trong giai đoạn mới của cách mạng, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ thuận lợi lớn, song cũng đan xen không ít những khó khăn, thách thức, sự cần kíp nhằm bảo đảm những nhân tố quan trọng trong công tác xây dựng Đảng là phải tăng cường làm tốt công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, đưa công tác kiểm tra của cấp uỷ nói chung và ở Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh ở tỉnh Thanh hóa nói riêng vào nề nếp, cần tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Một là, các tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ khối phải chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, xây dựng được chương trình, kế hoạch kiểm tra thành nề nếp hàng tháng, quý và năm cũng như toàn khoá theo đúng chức năng, nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng.

- Hai là, tăng cường lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác kiểm tra, thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra của cấp uỷ đảng theo quy định tại Điều 30 và 32, Điều lệ Đảng và triển khai thực hiện tốt Quyết định số 46 - QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của BCH Trung ương về việc ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI, đồng thời xử lý nghiêm túc đối với những đảng viên vi phạm theo đúng thẩm quyền, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời.

- Ba là, thực hiện công khai và dân chủ hoá trong công tác kiểm tra, dựa vào dân và nhiều nguồn thông tin để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm tra đánh giá phải có nhân chứng rõ ràng, xử đúng người, đúng tội, kết hợp công tác kiểm tra Đảng với thanh tra của Nhà nước, thanh tra các đoàn thể quần chúng. Công tác kiểm tra phải xuất phát và phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

- Bốn là, tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ khối phải chăm lo kiện toàn bộ máy Uỷ ban kiểm tra đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề

nghiệp và có ý thức trách nhiệm cao khi làm nhiệm vụ kiểm tra. Phát huy được vai trò trách nhiệm trong chủ động xây dựng quy chế, chương trình, kế hoạch. Vận dụng, kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra như kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ và phương pháp kiểm tra trực tiếp, gián tiếp. Nhằm uốn nắn kịp thời các sai sót, bổ sung hoàn chỉnh kịp thời các quyết định, thúc đẩy sự hoạt động nhịp nhàng của tổ chức đảng và đảng viên ở cơ sở, nhằm phát huy vai trò của tổ chức đảng và đảng viên trong công việc được giao.

- Năm là, chú trọng việc kiểm tra đảng viên. Bài học từ các vụ án lớn sai phạm, để mất cán bộ, nhiều đảng viên vi phạm là do công tác kiểm tra đảng viên chưa được chú trọng, nên sự hư hỏng của cán bộ, đảng viên. Tình trạng “nhũng nhiễu”, “vòi vĩnh” dân ở nhiều cán bộ, đảng viên, công chức khi thực thi công việc diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, làm mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm hiệu lực của công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu, vô cảm đối với nhân dân. Đây là nhân tố kìm hãm bước tiến của công cuộc đổi mới và vẫn là những thách thức, hiểm họa lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.

- Sáu là: thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo trong công tác kiểm tra, khi tiến hành công tác kiểm tra, thể hiện được tính chiến đấu, tính giáo dục trong kiểm tra, nâng cao chất lượng các quyết định; chú trọng các đơn vị cơ sở còn yếu, có vấn đề về nội bộ; những nơi trọng yếu, nhạy cảm để kịp thời phát hiện và ngăn chặn, hạn chế tiêu cực, làm ổn định tình hình và trong sạch đội ngũ đảng viên.

Trong tình hình hiện nay, kiểm tra là không thể thiếu đối với tổ chức cơ sở đảng, khi mà đất nước đang còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội chưa được giải quyết; tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, các thế lực thù địch tìm mọi cách rình rập, đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Công tác kiểm tra sắp tới phải giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, giữ nghiêm kỷ luật và sự thống nhất

trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, giáo dục rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần ngăn chặn nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, bệnh quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, vô cảm trước quần chúng nhân dân, phát huy vai trò dân chủ trong Đảng, bảo đảm quyền giám sát của đảng viên và các đoàn thể quần chúng.

Kết luận Chương 3

Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với dân, có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng và nhất là thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Đây là những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh ở tỉnh Thanh Hoá giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện tốt các quan điểm chỉ đạo, cần phải thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát huy những nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhưng muốn có sự lãnh đạo đúng, phải có đường lối đúng và thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây chính là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

Để Đảng có thể làm tròn sứ mệnh của mình trong mọi biến chuyển của cách mạng, Đảng phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn Đảng, thường xuyên làm trong sạch đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra kỷ luật Đảng trong các tổ chức cơ sở đảng. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, công tác kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong hai yếu tố quyết định thành công hay thất bại của các quyết định. Trong công tác xây dựng Đảng không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo. Trong giai đoạn cách mạng mới nhằm bảo đảm những nhân tố quan trọng trong công tác xây dựng Đảng là phải tăng cường làm tốt công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng, đưa công tác kiểm tra của cấp uỷ vào nề nếp.

Một phần của tài liệu Những nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ khối các cơ quan tỉnh ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w