Nhận xét tổng quát và bàn luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng chống đông máu của mật gấu (Trang 37 - 41)

Qua các kết quả nghiên cứu và nhận xét trên đây chúng tôi nhận thấy: Dịch mật gấu nồng độ 1/200 trong huyết tương người bình thường làm tăng thời gian Howell 34% so với chứng với p < 0,001; rút ngắn thời gian tiêu fibrin 22% so với chứng với p < 0,001.

Mật gấu có tác dụng kéo dài thời gian đông máu toàn phần của thỏ 22% so vái chứng với p < 0,01.

Tác dụng chống đông máu trên chứng tỏ mật gấu có thể đã ức chế một số yếu tố đông máu. Dịch mật gấu làm tăng thời gian Howell nghĩa là làm cho quá trình đông máu chậm lại có tác dụng phòng huyết khối.

Dịch mật gấu làm giảm thời gian tiêu íibrin có thể do nó đã hoat hoá các yếu tố tiêu íibrin làm tan nhanh các cục máu đông, cả hai tác dụng chống đông máu và tiêu íìbrin phù hợp với công năng khứứ, tiêu viêm ...dùng trong

các trường hợp sưng tấy, tụ máu, bầm tím, ứ huyết... như trong các y văn đã nêu. Và thực tế, các nhà sản xuất thuốc đã dựa vào các tác dụng này của mật gấu để sản xuất ra một số chế phẩm thuốc xoa bóp giảm đau sử dụng vị mật gấu.

Cũng qua khảo sát và so sánh trong cùng điều kiện tác dụng của mật gấu vái một số mật của các động vật khác : chó, lợn, gài ngan, cá trắm chúng tôi nhận thấy rằng mật của các động vật này khống làm thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể các chỉ Số đông máu và tiêu íibrin so với mẫu chứng. Điều này chứng tỏ trong tất cả các loại mật mà chúng tôi tiến hành thử nghiệm chỉ có mật gấu thể hiện tác đụng chống đông máu và tiêu íibrin. Và giá trị sử dụng của vị mật gấu đã được nêu trong các y văn là phù hợp.

PHẦN 3

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả sau: + Mật gấu vái nồng độ 1/200 trong huyết tương người bình thường có tác dụng:

> Làm tăng thời gian Howell 34% so vởi mẫu chứng vái p < 0,001

> Làm giảm thời gian tiêu íibrin 22% so với mẫu chứng với p < 0,001

+ Mật gấu trong máu toàn phần của thỏ có tác dụng: C-4 0

> Làm tăng thời gian đông máu toàn phần 28% so với mẫu chứng với p < 0,01

+ Dịch mật của chó, lợn, gà, ngan, cá trầm không có tác dụng tới các chỉ số trên / t ô e*-w o , ÍI

Các kết quả trên đây làm sáng tỏ công năng hoạt huyết, khứ ứ, tiêu viêm...dùng trong các trường hợp viêm tấy, đau nhức, tụ máu, bầm tím...do ngã hay chấn thương của mật gấu.

Tuy nhiên trên đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, chúng tôi thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu và so sánh thêm tác dụng của mật gấu với mật của các động vật khác, nghiên cứu về các tác dụng khác của mật gấu góp phần chứng minh giá trị và nâng cao khả năng sử dụng vị mật gấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vương Thừa Ân (2002), Thuốc quý ở quanh ta, NXB Thuận Hoá,

ữ. 37-38.

2. Bộ môn Dược học cổ truyền Trường Đại học Dược Hà Nội (2003),

Dược học cổ truyền, NXB Y học, tr. 205 - 206; 290 - 291.

3. Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Dược liệu II,

tr. 249.

4. Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội (2001), Dược lý học, NXB Y học, tr. 435-450.

5. Bộ môn Hoá Sinh Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Hoá Sinh học, NXB Y học.

6. Nguyễn Văn Đồng (1995), Nghiên cứu tác dụng chống đông máu và hạ Lipid máu của một số Dược liệu, Luận văn Phó tiến sĩ Dược học

7. Nguyễn Trung Hoà (2000), Đông Y toàn tập, NXB Thuận Hoá,

ữ. 973 - 975.

8. Hội đồng dược điển Việt Nam (2002), Dược điển Việt Nam, NXB Y

học, tập 1, tr. 297.

9. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong

lâm sàng, NXB Y học, tr. 297-363.

10. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, tập 1, tr. 503-503.

11. Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Đình Ái (1999), Cầm máu đông máu kỹ thuật và ứng dụng trong lâm sàng, NXB Y học, tr. 376-379, 639-646.

12. Lê Khánh Trai, Hoàng Hữu Như (1979), ứng dụng xác suất thống kê trong Y, Sinh học, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr. 72-76, 137-138, 144-

13. Nguyễn Anh Trí (2000), Đông máu ứng dụng trong lâm sàng, NXB Y học, tr. 29-116.

14. Mai Xuân Vấn (1969), Thú rừng Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ

thuật, tr. 27-28.

15. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, tập 1, tr. 1122-1124

16. Vũ Đình Vinh, Đặng Hanh Phức (1974), Kỹ thuật Y Sinh Hoá, Trường Đại học Quân y, tr.106

17. Vũ Hướng Văn (2001), Mật gấu với y học đương đại, Sức khoẻ và đời sống, Số 121, tháng 4/2001, tr. 10.

18. Avery G.s (1980), Drug treatment, 2nd edition, Adis press, p. 907-908. 19. Jann Hau and Gerald L. Van Hoosier, Jr, Handbook of Laboratory

Animal Science, 2nd edition, CRC press, Vol 1, p. 379-385, 389, 402.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng chống đông máu của mật gấu (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)