Hướng phát triển

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu chế tạo một số mô hình biểu diễn dùng cho chương “Dao động cơ” của Vật lý 12, giúp nâng cao tư duy và khả năng tưởng tượng cho học sinh Trung học Phổ thông “ (Trang 38 - 42)

Đối với mô hình biểu diễn đồ thị li độ của phương trình dao động điều hòa, có thể phát triển ý tưởng theo hướng:

- Gắn motor vào trục, điều chỉnh được tốc độ quay của lồng sóc để giáo viên dễ dàng trong thao tác giảng bài cho học sinh

-Tăng số lượng các thanh ngang để hình sin được biểu diễn mượt mà hơn, liên tục hơn.

- Ngoài ra cần chế tạo mô hình với kích thước phù hợp với hiệu quả giảng dạy, màu sắc thu hút học sinh, chất lượng khác bền hơn, tốt hơn.

Đối với dãy con lắc đơn biểu diễn sự phụ thuộc của chu kì T vào chiều dài sợi dây, có thể phát triển ý tưởng theo hướng:

-Chế tạo một mô hình có thể thay đổi chiều dài sợi dây, khi đó giáo viên có thể tạo ra nhiều dãy con lắc khác nhau, tùy thuộc vào ý muốn. Có thể tổ chức các buổi thí nghiệm đo, ví dụ: Khi chiều dài l1=1/2.l2 thì chu kì T2= 2T1, cho hs điều chỉnh chiều dài 2 sợi dây bất kì của dãy con lắc, cùng với đồng hồ điện tử và đếm chu kì đo, học sinh tính được chu kì T1 và T2, lập tỉ số và rút ra nhận xét kết quả xem có bằng 2 như dự đoán hay không.

-Thêm sự so sánh, VD: dãy con lắc cùng chiều dài nhưng khối lượng khác nhau, dãy con lắc cùng chiều dài, cùng khối lượng nhưng hình dáng các quả nặng khác nhau, hoặc một bên dãy con lắc tăng chiều dài dây và một bên dãy con lắc có chiều dài dây như nhau

-Có thể thay đổi cách sắp xếp các quả nặng, ví dụ: mô hình trong bài Nghiên cứu khoa học, em sắp xếp nối các quả nặng sao cho chúng trên một đường chéo thì hướng phát triển sẽ là sắp xếp chúng theo đường hình chữ V, chữ V ngược, những đường gấp khúc phức tạp khác, cho dãy con lắc nhiều quả nặng hơn, khi đó sẽ đạt hiệu quả hình ảnh cao hơn.

- Điều chỉnh lại kích thước của mô hình sao cho phù hợp với phòng học. Ví dụ: mô hình để bàn giáo viên thì kích thước nhỏ hơn, mô hình biểu diễn cho học sinh thì kích thước to hơn để học sinh ngồi bàn cuối có thể thấy được

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN NHẬT QUANG

SVTH: NGUYỄN NGỌC TRÂM KHA Page 39

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tôi đi đến các kết luận về đóng góp của đề tài:

- Bộ mô hình biểu diễn này là những mô hình hoàn toàn mới, chưa được sử dụng ở các trường THPT

- Bộ mô hình biểu diễn này có khả năng tạo hứng thú, thu hút học sinh, giúp bài giảng sinh động, hiệu quả hơn, bên cạnh môn Vật lý, có thể ứng dụng vào chương

Hàm số lượng giác của Toán 11

- Bộ mô hình dễ chế tạo, các chi tiết được thiết kế rời nhau, vật liệu chế tạo đơn giản, giá thành rẻ, dễ tìm nên góp phần giải quyết tình trạng thiếu thiết bị thí nghiệm trong các trường học, việc tháo lắp nhanh chóng, dễ dàng di chuyển, thuận lợi trong việc sửa chửa hoặc thay thế.

- Đề tài nêu được mục đích, cơ sở lý thuyết của mô hình, cách tiến hành biểu diễn mô hình. Đồng thời đề xuất được phương pháp dạy học tương ứng với bộ mô hình. Do đó, đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên và học sinh khi dạy và học chương Dao động cơ.

-Đề tài một phần đã được sử dụng ở trường THPT để đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh.

-Đề tài đề ra một số hướng phát triển, có thể sửa đổi và cải tiến thành những bộ mô hình hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn sau này, có thể sản xuất và sử dụng trong các trường THPT

Đề tài đã đạt được những mục tiêu đề ra, tuy nhiên do những điều kiện khách quan mà tôi vẫn chưa tối ưu hóa bộ thí nghiệm này được. Trong thời gian sắp đến, em sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ mô hình, cũng như chế tạo thêm nhiều mô hình biểu diễn khác để bộ mô hình đa dạng hơn

SVTH: NGUYỄN NGỌC TRÂM KHA Page 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sách giáo khoa Vật lý 12 cơ bản- Nhà xuất bản giáo dục [2] Sách giáo khoa Vật lý 12 nâng cao- Nhà xuất bản giáo dục

[3] Tài liệu thí nghiệm VLPT 1,2,3 – Khoa Vật lý – ĐH Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN NHẬT QUANG

SVTH: NGUYỄN NGỌC TRÂM KHA

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ... 1

PHẦN MỞ ĐẦU ... 2

NỘI DUNG ... 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 5

1.1.Dao động điều hòa. Phương trình li độ của dao động điều hòa ... 5

1.1.1. Dao động điều hòa ... 5

1.1.2. Phương trình dao động điều hòa ... 5

1.2.Con lắc đơn ... 6

1.2.1.Cấu tạo ... 6

1.2.2. Phương trình dao động ... 6

1.2.3. Chu kỳ và tần số của con lắc đơn ... 7

CHƯƠNG II. MÔ HÌNH BIỂU DIỄN ĐỒ THỊ LI ĐỘ CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (MÔ HÌNH BIỂU DIỄN HÌNH SIN) ... 8

2.1. Giới thiệu mô hình ... 8

2.2. Cấu tạo của mô hình ... 9

2.3.Cách lắp đặt mô hình: ... 11

2.4. Cách sử dụng mô hình ... 13

CHƯƠNG III. DÃY CON LẮC ĐƠN BIỂU DIỄN SỰ PHỤ THUỘC CỦA CHU KỲ T VÀO CHIỀU DÀI CỦA SỢI DÂY ... 18

3.1. Giới thiệu mô hình ... 18

3.2. Cấu tạo của mô hình ... 19

3.3. Cách lắp ráp mô hình ... 21

3.4.Cách sử dụng mô hình ... 24

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ MÔ HÌNH KHÁC ... 28

4.1. Mô hình mô phỏng đồ thị hình sin (máy cơ) ... 28

4.2.Mô hình mô phỏng đồ thị hình sin (máy điện) ... 30

SVTH: NGUYỄN NGỌC TRÂM KHA

1. Đối với mô hình biểu diễn đồ thị li độ của dao động điều hòa ... 35

2.Đối với dãy con lắc đơn biểu diễn sự phụ thuộc của chu kì T vào chiều dài sợi dây ... 35

3. Kết quả của việc ứng dụng mô hình tại trường THPT Phan Châu Trinh ... 35

4. Hướng phát triển ... 38

KẾT LUẬN ... 39

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu chế tạo một số mô hình biểu diễn dùng cho chương “Dao động cơ” của Vật lý 12, giúp nâng cao tư duy và khả năng tưởng tượng cho học sinh Trung học Phổ thông “ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)