Phần kết luận, kiến nghị

Một phần của tài liệu SKKN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 THPT (Trang 26)

Việc giảng dạy các văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 10 có một ý nghĩa quan trọng: không chỉ là việc mở rộng phạm vi hiểu biết về các thể loại văn học, hiểu biết về các vấn đề chính trị xã hội, văn hoá (trong nhiều không gian, thời gian khác nhau)…mà còn nhằm xây dựng cho học sinh thái độ đúng, quan điểm tiến bộ về các vấn đề chính trị xã hội, văn hoá, hình thành những phẩm chất cao đẹp, năng lực ứng xử, biết phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách thoả đáng, hợp lí, bồi dưỡng các kĩ năng cần thiết cho hành trang tương lai của học sinh: ngôn ngữ, diễn đạt, lập luận, óc phê phán, tinh thần phản bác trước các hiện tượng tiêu cực trong đời sống hiện tại.

Thực tiễn giảng dạy văn bản nghệ thuật nói chung, văn bản chính luận nói riêng, việc tuân thủ nguyên tắc: bám sát hoàn cảnh nảy sinh tác phẩm (hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cảm hứng), bám sát văn bản ngôn từ tác phẩm, dựa vào đặc điểm cá tính sáng tạo của nhà văn, những tri thức về văn hoá và quy luật tâm lí, xã hội … vẫn là những căn cứ khoa học vững chắc trong việc chiếm lĩnh và triển khai nội dung, hình thức, ý nghĩa và các giá trị tác phẩm.

Việc giảng dạy các văn bản nghị luận gặp không ít khó khăn về nhiều mặt (tầm hiểu biết về chính trị, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, tài liệu tham khảo, thời gian, không gian của văn bản, tâm lí giảng dạy của giáo viên và tiếp nhận của học sinh…). Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực rèn luyện không ngừng mới mong có những giờ học hiệu quả thật sự theo tinh thần đổi mới hiện nay. Phương pháp dạy học không phải là mớ “lý thuyết trừu tượng” mà là sự cụ thể hoá bằng việc thiết kế bài giảng, quá trình hiện thực hoá bài giảng trên lớp. Việc đưa ra một vài giải pháp có tính bổ trợ thêm như trên chỉ là những kinh nghiệm có tính chất cá nhân được rút ra trong quá trình giảng dạy của bản thân. Vì thế, khó tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhiều mặt. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến tích cực từ

phía quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp!

Hạ long, ngày 6 tháng 3 năm 2017

Người thực hiện

Phạm Thị Hậu

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10- tập 2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2006. 2. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11- tập 2, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2007.

3. Phân tích tác phẩm Văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Lã Nhâm Thìn, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009.

4. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú, Nxb Giáo dục, 1994.

5. Từ điển thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

6. Văn học Trung đại Việt Nam- tập 1, Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm, 2010.

MỤC LỤC

Trang

I. Phần mở đầu……….2

II. Phần nội dung………..3

1. Chương trình 1. Tổng quan……….…………....3

2. Chương 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu………...4

2.1. Thực trạng trưng phong cách thể loại……….4

2.1.1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 10……...4

2.1.2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học……4

2.2. Giải pháp thực hiện……….…. 5

2.2.1. Xuất phát từ đặc trưng phong cách thể loại………...6

2.2.2 Vận dụng lịch sử giai đoạn xuất hiện tác phẩm để lí giải………...11

2.2.3. Bám sát nội dung và hình thức văn bản để triển khai……….12

2.5. Sử dụng vai trò tưởng tượng, liên tưởng của học sinh………..13

2.3. Kết quả………...25

III. Phần kết luận, kiến nghị……….25

VII. Tài liệu tham khảo………26 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V.NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ……… …. ……… …. ……… …. ……… …. ……… ….

Một phần của tài liệu SKKN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 THPT (Trang 26)