- Màu nước ao thể hiện được mật độ và các loài tảo trong ao, nếu quản lý tốt sẽ thu được hiệu quả cao trong nuôi thâm canh.
- Thông qua màu nước có thể biết được rất nhiều quá trình diễn ra trong ao, nếu có nhiều kinh nghiệm thì màu nước là yếu tố quan trọng để người nuôi điều khiển các yếu tố môi trường cũng như chăm sóc cho tôm.
Muốn điều chỉnh màu nước thì ta thông qua điều chỉnh tảo vì màu nước ao nuôi sau khi gây màu và thả giống. Điều chỉnh tảo chủ yếu ta sử dụng hai loại vôi là CaCO3 (super canxi) và CaMg(CO3)2 (dolomite) và quản lý thức ăn thật tốt.
Bảng 3.6. Diễn biến độ trong của ao nuôi qua các tuần nuôi (cm)
Tuần nuôi Ao nuôi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A1 45 45 50 40 35 30 35 25 30 25 25 20 A2 40 40 45 35 30 35 40 35 40 35 30 25 A3 35 45 50 45 40 30 35 30 35 30 35 30
Hình 3.3. Diễn biến độ trong của các ao nuôi qua các tuần nuôi
Nhận xét: 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ao A1 Ao A2 Ao A3 Độ trong (cm) Tuần nuôi 28
- Độ trong của 3 ao tăng dần (tuần 1,2,3) khi mới thả tôm vì giai đoạn này tôm bột sử dụng nhiều thức ăn tự nhiên, giai đoạn sau tảo tăng nhanh do lượng thức ăn dư kích thích tảo phát triển, tôm chuyển sang ăn thức ăn nhân tạo là chính, lượng bùn đáy tăng lên kích thích nhiều loài tảo phát triển kể cả tảo độc như tảo lam, tảo roi….
- Ao A1 có độ trong thấp do hệ số thức ăn cao nên tảo phát triển mạnh, dẫn đến giảm độ trong (tuần 12 độ trong 20cm)
- Qua biểu đồ ta thấy độ trong dao động trong khoảng 30 – 45cm ở 7 tuần đầu là rất tốt cho tôm nuôi. Nhưng sau đó độ trong giảm về cuối vụ nuôi do tôm lớn, lượng thức ăn và chất thải tăng lên, vì vậy cần thay nước thường xuyên hơn sẽ ổn định môi trường cho tôm nuôi.