Kỳ Môn công pháp

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia 2 (Trang 89 - 140)

vậy cửa hai bên của nó đều mở. Vì Kỳ Môn công pháp không tu Phật cũng không tu Đạo, nên tự mình bảo hộ lấy mình. Sư phụ trong Phật gia và Đạo gia có rất nhiều, đều có thể bảo hộ chư vị; chư vị không cần [có khả năng] nhìn, và cũng không xuất hiện vấn đề gì. Nhưng [ở] Kỳ Môn công pháp [làm] thế không được, họ cần tự bảo hộ mình; do đó họ cần duy trì khả năng nhìn. Nhưng lúc này thiên mục nhìn các thứ, đều giống như nhìn qua một ống kính viễn vọng. Sau khi [một] bộ các

thứ [được] hình thành xong, khoảng một tháng thì [nó] bắt đầu quay lại. Quay vào trong đầu xong rồi, gọi là ‘huyền quan hoán vị’.

Khi quay vào cũng sưng rất khó chịu, sau đó [nó] dồn ép ra ở huyệt ngọc chẩm của người [tu luyện]. Cảm giác dồn ép ra cũng rất là khó chịu, giống như đầu nứt mở ra; lập tức xuất ra ngay, nó xuất ra thì lập tức cảm giác nhẹ hẳn đi. Sau khi xuất ra, nó treo ở không gian rất thâm [sâu], trong hình thức thân thể tồn tại ở không gian rất thâm [sâu]; do đó [người tu luyện] khi ngủ không gối [đè] lên nó. Nhưng có một điểm: khi huyền quan thiết vị lần thứ nhất thì trước mắt có cảm giác, tuy rằng nó ở tại không gian khác, nhưng vẫn cứ cảm thấy trước mắt mờ mờ, giống hệt như có cái gì đó đang che chắn, không được thoải mái lắm. Bởi vì ngọc chẩm là một đại quan1 rất then chốt, ở phía sau cũng cần hình thành một bộ các thứ; rồi nó lại bắt đầu quay lại. Huyền quan nhất khiếu ấy thực ra không phải là nhất khiếu, [mà] nó cần hoán vị nhiều lần; nó quay vào đến nê hoàn rồi lại bắt đầu giáng hạ xuống, ở trong thân giáng hạ xuống, [giáng hạ] một mạch cho đến huyệt mệnh môn. Tại huyệt mệnh môn nó lại phóng xuất ra.

Mệnh môn của con người là một đại khiếu chủ yếu cực kỳ then chốt. Đạo gia gọi là ‘khiếu’, chúng tôi gọi là ‘quan’. Đại quan chủ yếu này, thực sự là cửa sắt, vô số tầng cửa sắt. Mọi người đã biết rằng thân thể có nhiều tầng, các tế bào nhục thể của chúng ta hiện nay là một tầng, các phân tử bên trong là một tầng; nguyên tử, proton, điện tử, [các lạp tử] nhỏ vô hạn, nhỏ vô hạn, nhỏ vô hạn, cho đến các lạp tử cực tiểu, mỗi một diện đều [thiết] lập một tầng cửa. Do vậy có rất nhiều những công năng, rất nhiều những thứ thuật loại, đều bị khoá ở trong cửa mỗi tầng. Các công pháp khác luyện đan, đến lúc đan cần nổ tung, đầu tiên cần chấn [động] mở mệnh môn; nếu nó chẳng được chấn [động] mở ra, công năng sẽ không phóng thích được. Tại huyệt mệnh môn huyền quan hình thành xong một bộ các thứ ấy, nó lại tiến vào [thân thể]. Sau khi tiến vào nó sẽ bắt đầu quay trở lại chỗ bụng dưới; gọi là ‘huyền quan quy vị’.

Sau khi quy vị, [huyền quan] không trở về chỗ ban đầu. Lúc này nguyên anh đã lớn lắm rồi; khí bào sẽ phủ trùm lên nguyên anh, bao [bọc] lấy nguyên anh. [Khi] nguyên anh lớn lên, nó cũng lớn lên theo. Thông thường lúc nguyên anh [của] Đạo gia lớn đến cỡ đứa trẻ 6~7 tuổi, thì cho phép nó rời [thân] thể, gọi là ‘nguyên anh xuất thế’. Vì nguyên thần của người [tu luyện] làm chủ nó, nó sẽ có thể xuất ra hoạt động. Thân thể của người [tu luyện] định tại chỗ kia bất động, nguyên thần xuất ra. Thông thường khi nguyên anh [của] Phật gia tu luyện đến cỡ của bản thân [người tu luyện] thì không còn nguy hiểm gì nữa. Thông thường đến lúc ấy cho phép nó rời [thân] thể, ly khai khỏi thân thể, có thể xuất lai. Khi này nguyên anh đã to lớn như bản thân [người tu luyện], cái bọc cũng lớn [như thế]; cái bọc ấy đã nở ra ngoài [thân] thể rồi, [đó] chính là huyền quan. Bởi vì nguyên anh đã lớn nhường ấy, tất nhiên [huyền quan] cũng nở lớn ra ngoài [thân] thể.

Chư vị có thể đã thấy hình tượng Phật trong chùa, thấy rằng hình tượng Phật đều ở trong một vòng tròn, nhất là những bức hoạ hình tượng Phật, đều có cái vòng ấy, [và] ông Phật ngồi trong đó. Rất nhiều hình tượng Phật đều như thế, nhất là những bức hoạ hình tượng Phật tại các chùa cổ, đều như vậy cả. Vì sao ngồi trong vòng tròn, không ai [giải] nói rõ ràng cả. Tôi nói với mọi người rằng, [nó] chính là huyền quan. Nhưng lúc này nó đã không còn được gọi là ‘huyền quan’ nữa, gọi là ‘thế giới’; nhưng chưa có thể thực sự gọi là thế giới được. Nó mới chỉ có một bộ các thiết bị kia thôi; giống như nhà máy chúng ta có một bộ các thiết bị, nhưng chưa có khả năng sản xuất; cần có nguồn năng lượng, có nguyên liệu rồi mới có thể 1 Đại quan: cửa lớn, ở đây huyệt ngọc chẩm được tính là một quan.

sản xuất. Mấy năm trước có nhiều người tu luyện nói: ‘Tôi [có] công cao hơn Bồ Tát, tôi [có] công cao hơn Phật’, người khác nghe vậy thấy huyền [hoặc] lắm. Kỳ thực họ nói không huyền [hoặc] chút nào; tu luyện [ở] thế gian công thực sự đạt rất cao.

Vì sao xuất hiện tình huống này, tu thành rồi còn cao hơn Phật không? Không thể lý giải trên bề mặt như thế được; công của họ thật sự rất cao. Bởi vì sau khi họ tu lên đến tầng rất cao, rồi đạt đến lúc khai công khai ngộ của mình, thì công thực sự rất cao. Đúng vào thời điểm ngay trước khi họ khai công khai ngộ, thì giúp họ bẻ tám phần mười công của bản thân họ xuống, ngay cả tiêu chuẩn tâm tính của họ cũng cắt xuống. Dùng năng lượng ấy mà bổ sung cho thế giới của họ, thế giới của bản thân họ. Mọi người đã biết rằng, công của người tu luyện, đặc biệt là những thứ thêm lên chỗ tiêu chuẩn tâm tính, là [trải qua] vô số khổ [nạn] một đời, tại hoàn cảnh gian khổ mà ‘ma luyện’, mà tu luyện xuất lai, nên nó cực kỳ trân quý; lấy ra tám phần mười những thứ trân quý như thế mà bổ sung cho thế giới của họ. Do vậy khi tu thành trong tương lai, [họ] muốn gì giơ tay lập tức được ngay, cần gì có nấy, muốn làm gì thì làm được nấy, trong thế giới của họ cái gì cũng có. Đó là uy đức của họ, bản thân kinh qua chịu khổ mà tu xuất ra được.

Chủng năng lượng này của họ có thể tuỳ ý biến hoá các thứ. Do đó Phật mong muốn gì, muốn ăn gì, [muốn] thưởng ngoạn gì, thì đều có điều đó. Đây là [điều] bản thân họ tu xuất lai được; chính là ‘Phật vị’; không có những thứ ấy thì họ tu không thành được. Lúc bấy giờ, mới xứng là thế giới của bản thân mình; nhưng họ chỉ còn lại hai phần mười công để đến viên mãn, đắc Đạo. Tuy rằng chỉ còn lại hai phần mười, nhưng thân thể của họ không [còn bị] khoá; hoặc giả không mang theo thân thể, hoặc giả mang theo thân thể, nhưng thân thể đã được chuyển hoá [bằng] vật chất cao năng lượng rồi; lúc ấy họ đại hiển thần thông, uy lực vô tỷ. Còn khi tu luyện tại nơi người thường thông thường mang theo khoá, không có bản sự gì lớn; công cao đến mấy cũng chịu hạn chế; hiện nay không thế nữa.

Bài giảng thứ năm

Đồ hình Pháp Luân

Ký hiệu của Pháp Luân Đại Pháp chúng ta là Pháp Luân. Người có công năng, có thể nhìn thấy Pháp Luân này đang xoay chuyển. Chiếc huy hiệu nhỏ Pháp Luân này của chúng ta cũng như thế, nó đang xoay chuyển. Chúng ta chiểu theo đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, để chỉ đạo sự tu luyện của mình, chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà luyện; do đó công mà chúng ta luyện được cũng rất lớn. Theo một ý nghĩa nào đó mà giảng, đồ hình Pháp Luân này là [hình] ảnh thu nhỏ của vũ trụ. Phật gia coi thế giới mười phương như một khái niệm [về] vũ trụ, bốn mặt tám phương, tám phương vị; có thể có người có thể nhìn thấy tồn tại trên dưới của nó {Pháp Luân} một công trụ, như vậy với trên dưới được thêm vào thì [nó] chính là thế giới mười phương, cấu thành nên vũ trụ này, đại biểu cho vũ trụ nói chung mà Phật gia nhìn nhận.

Tất nhiên trong vũ trụ này có vô số thiên hà, bao gồm cả hệ Ngân Hà của chúng ta trong đó. Toàn bộ vũ trụ đang vận động, tất cả các thiên hà trong toàn bộ vũ trụ cũng đang vận động; do đó các thái cực và phù [hiệu] chữ 卍 nhỏ ở trong đồ hình này cũng đang xoay chuyển, toàn bộ Pháp Luân cũng đang xoay chuyển, hơn nữa phù [hiệu] chữ 卍 lớn ở giữa cũng đang xoay chuyển. Theo một ý nghĩa nào đó mà giảng, nó tượng trưng cho hệ Ngân Hà của chúng ta; đồng thời vì chúng ta là Phật gia, nên trung tâm là phù hiệu của Phật gia; nhìn bề mặt là như vậy. Tất cả các vật chất khác nhau đều có hình thức tồn tại ở [các] không gian khác, tại [các] không gian khác đều có hình thức tồn tại và một quá trình diễn hoá cực kỳ phong phú và cực kỳ phức tạp. Đồ hình Pháp Luân này là [hình] ảnh thu nhỏ của vũ trụ, tại từng không gian khác nó cũng có hình thức tồn tại và quá trình diễn hoá của mình, vậy nên tôi gọi [đó] là một thế giới.

Khi xoay chuyển theo chiều kim đồng hồ thì Pháp Luân có thể tự động hấp thụ năng lượng vũ trụ; khi xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ thì [nó] có thể phát phóng năng lượng. Xoáy vào (thuận chiều kim đồng hồ) độ bản thân, xoáy ra (ngược chiều kim đồng hồ) độ nhân; [đó] là một đặc điểm của công pháp chúng ta. Có người nói: ‘Chúng ta là Phật gia, vì sao còn có thái cực? Thái cực ấy phải chăng là Đạo gia?’ Bởi vì công của chúng ta luyện được rất lớn; [điều] luyện được tương đương với cả vũ trụ. Như vậy mọi người thử nghĩ xem, trong vũ trụ này có hai ‘gia’ lớn là Phật gia và Đạo gia, loại trừ đi bất kỳ ‘gia’ nào cũng không cấu thành nên vũ trụ hoàn chỉnh được, không thể nói là vũ trụ hoàn chỉnh được; do đó chúng ta ở đây cũng có những điều trong Đạo gia. Có người giảng: ‘Nhưng không phải chỉ có Đạo gia, còn có những [môn] như Cơ Đốc giáo, Nho giáo, và những [tôn] giáo khác nữa’. Tôi nói với chư vị rằng, Nho giáo khi tu luyện đến tầng cực cao, nó quy về Đạo gia; còn ở phương tây có rất nhiều tôn giáo sau khi tu lên cao tầng, chúng quy về Phật gia, chúng thuộc về cùng một thể hệ bên Phật gia. Đó là hai thể hệ lớn.

Vậy tại sao thái cực đồ [hình] vừa có hai cái trên đỏ dưới xanh lam, vừa có hai cái trên đỏ dưới đen? Theo chỗ hiểu thông thường của chúng ta, thái cực là do hai chủng vật chất đen và trắng cấu thành, [ấy là] khí âm và khí dương. Đó là nhận thức đứng tại tầng rất nông [cạn] mà xét; tại các không gian khác nhau có các hiển thị [tại] không gian khác nhau. Hiển thị tại tầng cao nhất, thì mầu sắc của nó chính là như thế. Đạo [gia] mà chúng ta vẫn thường biết đến chính là [có thái cực đồ] có mầu sắc trên đỏ dưới đen. [Tôi] lấy một thí dụ, một số người trong chúng ta đã khai

thiên mục, phát hiện rằng dùng mắt nhìn thì thấy [vật] mầu đỏ, [nhưng] tại không gian chỉ sai khác một tầng mà nhìn thì nó là mầu xanh lục. Cái [vật] mầu vàng kim này ở trong không gian khác lại thấy là mầu tím; nó có sự tương phản sai biệt như thế; tức là mầu sắc tại các không gian khác nhau cũng có sự thay đổi khác nhau. Thái cực trên đỏ dưới xanh lam là thuộc về Tiên Thiên Đại Đạo, bao gồm pháp môn tu luyện Kỳ Môn. Phù [hiệu] chữ 卍 tại bốn [bên] mặt là Phật gia; chúng giống với [phù hiệu] ở giữa; đều là Phật gia. Mầu sắc của Pháp Luân này trông rất tươi sáng, chúng tôi lấy nó làm ký hiệu của Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi người chúng ta thông qua thiên mục nhìn thấy Pháp Luân này không nhất định có mầu sắc như vậy; mầu nền này thay đổi, nhưng mẫu hình không thay đổi. Khi Pháp Luân mà tôi cấp cho chư vị ở vị trí bụng dưới đang xoay chuyển, thiên mục của chư vị nhìn được [nó], có thể [là] đỏ, có thể là tím, có thể là xanh lục; cũng có thể là vô sắc. Đỏ da-cam vàng lục lục-lam lam tím, mầu nền của nó không ngừng đổi mầu như thế; do đó điều chư vị nhìn thấy được có thể có các mầu sắc khác; nhưng mầu sắc của mẫu hình phù [hiệu] chữ 卍 và thái cực ở bên trong không thay đổi. Chúng tôi nhận thấy màu nền này của mẫu hình rất đẹp mắt, nên chúng tôi lấy nó cố định lại [như thế]. Người có công năng có thể thấu qua tầng không gian này mà thấy được rất nhiều điều.

Có người nói: ‘Phù [hiệu] chữ 卍 này trông rất giống như thứ của Hitler’. [Tôi] nói với mọi người rằng phù hiệu này bản thân nó không có khái niệm giai cấp nào hết. Có người nói: ‘Nếu góc này mà quay hướng nghiêng phía kia thì đúng là thứ của Hitler’. Không phải như thế, nó xoay chuyển cả hai phía. Xã hội nhân loại chúng ta đã biết đến mẫu hình này một cách rộng rãi từ 2500 năm trước đây, từ thời đại Thích Ca Mâu Ni đã biết đến nó. Hitler là vào thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai tính đến nay mới có mấy chục năm; ông ta đã trộm lấy nó để dùng. Tuy nhiên mầu sắc của nó khác với của chúng ta; nó mầu đen; hơn nữa nó hướng đầu nhọn lên trên, để đứng, dùng đứng như thế. Về Pháp Luân này [tôi] chỉ giảng đến đây thôi, chúng tôi chỉ giảng đến hình thức bên ngoài của nó thôi.

Vậy phù [hiệu] chữ 卍 trong Phật gia chúng ta [biểu] thị điều gì? Có người nói là cát tường như ý; đó là cách giải thích ở người thường. Tôi nói với chư vị rằng, phù [hiệu] chữ 卍 là tiêu chí của tầng các Phật; chỉ đạt đến tầng của Phật mới có. Bồ Tát, La Hán không có; tuy nhiên Đại Bồ Tát, tứ Đại Bồ Tát đều có. Chúng tôi thấy rằng những Đại Bồ Tát này đã vượt xa khỏi tầng của Phật thông thường, thậm chí cao hơn cả Như Lai. Chư Phật vượt quá tầng Như Lai có nhiều đến mức không đếm được. Như Lai chỉ có một phù [hiệu] chữ 卍, đạt đến tầng Như Lai trở lên, phù [hiệu] chữ 卍 sẽ [xuất hiện] nhiều hơn. Vượt gấp đôi Như Lai thì có 2 phù [hiệu] chữ 卍. Vượt lên nữa sẽ có 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, v.v. đầy khắp thân cũng có. Trên đầu, hai đầu vai, đầu gối đều sẽ xuất hiện; khi nhiều quá thì cả các chỗ như lòng bàn tay, ngón tay, gan bàn chân, ngón chân đều sẽ xuất hiện [các chữ ấy]. Tuỳ theo tầng không ngừng đề cao, các phù [hiệu] chữ 卍 sẽ không ngừng tăng thêm nhiều; do vậy phù [hiệu] chữ 卍 là đại biểu cho tầng của Phật; tầng của Phật càng cao thì phù [hiệu] chữ 卍 càng nhiều.

Kỳ Môn công pháp

Ngoài các công pháp bên Phật gia và Đạo gia, còn có Kỳ Môn công pháp; họ tự gọi mình là ‘Kỳ Môn tu luyện’. Đối với các công pháp tu luyện thì người thường chúng ta có nhận thức thế này: Trung Quốc từ thời cổ đại đến nay, người ta nhìn nhận rằng các công pháp bên Phật gia và Đạo gia là các phương pháp tu luyện chính thống, cũng gọi chúng là tu luyện chính pháp môn. Kỳ Môn công pháp này từ

xưa đến nay chưa hề [được] công bố ra thế [gian]; rất ít người biết được sự tồn tại của họ, chỉ nghe nói đến qua các tác phẩm nghệ thuật.

Có Kỳ Môn công pháp hay không? Có. Tôi trong quá trình tu luyện, đặc biệt là vào một số năm về sau, tôi đã gặp ba vị cao nhân ở bên Kỳ Môn; [họ] truyền cấp cho tôi những tinh hoa trong môn của mình, những điều hết sức độc đáo đặc biệt, hết sức hay. Chính vì những điều của họ rất độc đáo đặc biệt, nên những [thứ] luyện xuất lai cũng cổ quái phi thường; người thường không thể hiểu được. Ngoài ra còn giảng một câu: ‘phi Phật phi Đạo’, không tu Phật không tu Đạo. Người ta hễ nghe thấy chẳng tu Phật cũng chẳng tu Đạo, liền gọi họ là ‘bàng môn tả đạo’, họ tự gọi mình là ‘Kỳ Môn công pháp’. Nói bàng môn tả đạo là có ý khinh thường, nhưng không có ý phản đối, không bảo rằng họ là tà pháp; điểm này là khẳng định. Lý giải trên chữ [nghĩa] cũng không có ngụ ý tà pháp. Lịch sử xưa nay [người ta] vẫn coi công pháp của Phật và Đạo mới xứng là tu luyện chính pháp môn; khi người ta không nhận thức được công pháp của họ, thì người ta nói họ là ‘bàng môn’, [tức là] cửa bên cạnh, không phải chính pháp môn. Thế còn ‘tả đạo’? Tả đạo ngụ ý là vụng về dốt nát, con đường vụng về. Chữ ‘tả’ tại Trung Quốc cổ đại

Một phần của tài liệu Pháp luân công khí công thượng thừa phật gia 2 (Trang 89 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)