học môn Mỹ thuật ở cấp học THCS – Một số đề suất và giải pháp.
2.2.1. Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật ở cấp học THCS. môn Mỹ thuật ở cấp học THCS.
Ngày nay, khi cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão kéo theo những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội, khi mà thế giới đang bước vào thời đại của toàn cầu hoá và phát triển bền vững thì giáo dục và đào tạo đứng trước những thách thức và vận hội mới. “Nhà trường cần phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động,
sáng tạo, có năng lực, giải quyết những vấn đề thực tế, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh về kinh tế, một xã hội công bằng và văn minh” và “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Vài nét về nội dung chương trình môn mỹ thuật ở THCS. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (trước 1954), dạy môn mỹ thuật ở THCS (trước gọi là cấp II) chỉ được thực hiện ở một số tỉnh, thành phố lớn vùng tạm chiếm và một số trường ở vùng tự do - vùng ta kiểm soát. Còn hầu hết các trường THCS không dạy mỹ thuật. Chương trình mỹ thuật ở THCS theo chương trình mỹ thuật của Pháp hoặc tự soạn thảo, gồm có: Vẽ tả thực, Vẽ trang trí, Vẽ tranh theo đề tài và Xem tranh. Từ 1954 đến 1975, đất nước ta chia làm hai miền: ở miền Bắc, dạy mỹ thuật chưa rộng khắp, một số trường ở các tỉnh, thành phố lớn dạy mỹ thuật theo chương trình của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là của Liên Xô (trước đây). Ở miền Nam thì mỹ thuật được dạy theo chương trình của Pháp. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn Việt Nam, các chương trình đều được biên soạn lại, chủ yếu là giảm giê học, giảm nội dung. Từ năm 1975 đến 1980: cả nước dạy mỹ thuật ở THCS theo một chương trình thống nhất. Chương trình này được soạn thảo theo cách rà soát lại các chương trình cũ. Xây dựng chương trình này là một số chuyên gia, giáo viên có kinh nghiệm do Bộ Giáo dục triệu tập họp nhóm trong một thời gian ngắn. Trên thực tế, chương trình mỹ thuật ở THCS trước những năm 1980 chưa có hiệu lực về mặt pháp lệnh. Nhiều nơi vẫn tự sửa chữa, thay đổi tuỳ tiện theo từng tỉnh, đôi khi theo từng quận, huyện. Tuy vậy, một số ty giáo dục (nay là Sở Giáo dục Đào Tạo) đã có cán bộ chuyên môn chỉ đạo việc dạy và học mỹ thuật ở THCS như Hà Nội, hoặc cán bộ chỉ đạo kiêm nhiệm (thể dục, nhạc, hoạ), như Hà
coi là hình thức phổ biến hầu hết ở các sở, phòng giáo dục trong lúc chưa đủ cán bộ chuyên môn. Đến sau năm 1980, cùng với các môn học khác, môn mỹ thuật ở phổ thông được biên soạn lại theo chương tinh thần cải cách giáo dục. Khác với trước, lần này tất cả các môn học đều thành lập Hội đồng bộ môn gồm các chuyên gia đầu ngành của Bộ và Bộ Giáo dục. Hội đồng bộ môn Mỹ thuật chịu trách nhiệm xây dựng Chương trình mỹ thuật cho Tiểu học và THCS. Chương trình này gồm những vấn đề lớn sau: Mục tiêu; Phương hướng; Định mức kiến thức và những yêu cầu cần đạt; Chương trình cụ thể cho từng líp, gồm các phân môn, số tiết với các nội dung: Vẽ theo mẫu (trước là vẽ tả thực), Vẽ trang trí, Vẽ tranh đề tài (trước là vẽ tranh theo đề tài), Giới thiệu mỹ thuật (trước là giảng tranh).
Từ những năm 90, những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa ở THCS theo những định hướng cải cách giáo dục đã tiến hành và trên thực tế nó đã tạo ra những tiền đề rất quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy học mỹ thuật. Điều đáng tiếc là cho đến nay, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học mỹ thuật nói riêng diễn ra còn chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục. Phổ biến trong cách dạy hiện nay vẫn là thuyết trình, liệt kê kiến thức, thày nói thao thao bất tuyệt mà không kiểm soát được công việc học của trò. Cách dạy và học mỹ thuật nh vậy làm hại đến việc phát triển trí thông minh cho học sinh, làm cho học sinh mất hết hứng thó khi học môn học này và làm cho việc dạy học trở thành gánh nặng cho cả thày và trò. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề quan tâm của các nhà giáo dục ở trường phổ thông phải giải quyết.
Việc thực hiện triển khai dạy Mỹ thuật ở cấp học THCS.
Mỗi địa phương có những điều kiện và hoàn cảnh riêng trong phát triển GD & ĐT, đặc biệt là đào tạo và sử dụng giáo viên sư phạm Mỹ thuật. Các địa phương đều đã tích cực chủ động tìm nhiều biện pháp khắc phục
tình hình, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đưa giáo dục Mỹ thuật vào chương trình học ở THCS.
Theo dự thảo chương trình THCS của Bộ GD & ĐT sau năm 2000, trong danh mục các môn học của bậc THCS có hai môn Âm nhạc và Mỹ thuật với những mục tiêu khá cao và rõ ràng. Đối với môn Mỹ thuật trong THCS nhằm góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ, óc sáng tạo, óc thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh… qua các giê Mỹ thuật phải tạo cho học sinh có một trình độ văn hoá thẩm mỹ nghệ thuật nhất định mang tính phổ thông để hình thành một trình độ văn hoá toàn diện của cấp học.
Mục tiêu giáo dục Mỹ thuật là để cho học sinh có cảm xúc chân thành trước cái đẹp, biết cảm thụ và yêu thích Mỹ thuật chứ không phải dạy các em biết vẽ nh mét hoạ sĩ. Hiện nay phần lớn các em biết hoạt động nghệ thuật mà không biết thưởng thức nghệ thuật nh thế nào cho tốt, điều đó phản ánh một sự lệch hướng trong mục đích, yêu cầu của giáo dục nghệ thuật hiện nay.
Dạy nghệ thuật ở nhà trường phổ thông nhằm mục đích chính là giáo dục nhân cách, đạo đức, khả năng cảm thụ thẩm mỹ, rèn luyện cảm xúc, bồi dưỡng tâm hồn lành mạnh chứ không phải nhằm mục đích đào tạo hoạ sĩ, nhà điêu khắc…Nghĩa là chú trọng phẩm chất con người được giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật tuyệt đối hơn việc giáo dục kỹ năng về sáng tạo. Tuy nhiên, cần phân biệt mục tiêu dạy nghệ thuật ở THCS và mục tiêu đào tạo giáo viên dạy nghệ thuật là thật sự khác biệt.
Nội dung chương trình dạy Mỹ thuật hiện nay còn quá nhiều thiếu xót. Phương tiện, đồ dùng dạy vẽ, tài liệu trực quan về môn mỹ thuật chưa được chú ý nghiên cứu và sản xuất, do đó có thể nói chung còn quá lạc hậu, nghèo nàn, tiếu thốn, cũ nát. Sách giáo khoa môn Mỹ thuật ở THCS nói
giáo điều trong bài giảng và có thể thấy ngay ở bất kỳ sách giáo khoa nào, đặc biệt là sách giáo khoa Nghệ thuật bậc THCS. Việc bố trí số lượng của các phân môn trong chương trình hiện nay chưa được hợp lý, còn dàn trải nhiều.
Đây là môn học vừa có lý thuyết vừa có thực hành cho nên cần tăng cường các điều kiện để giáo viên và học sinh thuận lợi khi dạy và học. Trên thực tế thời lượng thực hiện bài dạy Ýt. Trong khi đó nhiệm vụ thực hiện bài dạy quá nhiều, chưa đảm bảo được chất lượng tiết học. Vì vậy cần xây dựng lại các cấu trúc bài học bằng nhiều cách bớt số lượng bài học, tăng thời lượng làm bài. Qua khảo sát, thâm nhập thực tế, đã cho thấy thời gian học nghệ thuật còn quá khiêm tốn nên việc giáo viên hướng dẫn làm bài cho học sinh còn bị hạn chế. Giáo viên không thể đi sâu bám sát và theo dõi kỹ bài làm của học sinh được nên các em còn gặp phải những khó khăn khi làm bài tập.
Một thực tế cũng cần nêu là có hiện tượng học sinh rất ngại học môn Mỹ thuật. Nhiều học sinh vẽ sai, vẽ dở không phải vì không có năng khiếu mà vì không thích học vẽ. Một số khác thì không có tiền mua học phẩm để học nghệ thuật. Ví dô nh ở các tỉnh miền Trung: theo các giáo viên cho biết tỷ lệ này trong các trường THCS là khoảng 3% đến 4%.
Học sinh sẽ học tốt hơn khi có thiết bị hiện đại hỗ trợ Đội ngò giáo viên và việc thực hiện dạy Mỹ thuật hiện nay.
Giáo dục Mỹ thuật - Âm nhạc hiện nay chủ yếu chỉ được thực hiện ở các thành phố, trung tâm, còn hầu hết ở vùng xa, vùng sâu chưa được thực hiện dạy Mỹ thuật - Âm nhạc. Sau nhiều năm đào tạo giáo viên dạy Mỹ thuật - Âm nhạc từ bồi dưỡng chuẩn hoá, đến nay đã có nhiều thế hệ giáo viên dạy Mỹ thuật - Âm nhạc và trở thành lực lượng nòng cốt trong các trường và THCS. Tuy nhiên trình độ giảng dạy của nhiều giáo viên đang đảm nhiệm môn Mỹ thuật - Âm nhạc lại không đồng đều.
Điều cần nói thêm là không Ýt lãnh đạo các trường THCS vẫn có quan niệm rằng Mỹ thuật chỉ là ngành phụ, là môn “vui chơi”. Sự phân biệt này còn bộc lé rõ trong chính sách đầu tư, phát triển môn nghệ thuật.
Về đào tạo giáo viên Mỹ thuật, một số địa phương đã tận dụng lực lượng sinh viên đã tốt nghiệp Trường Văn hoá Nghệ thuật, bổ túc cho họ
Âm nhạc và tuyển chọn đối tượng học là những giáo viên có năng khiếu đã tốt nghiệp trung học phổ thông chủ yếu dạy ở các trường THCS trọng điểm.
Một số líp bồi dưỡng đã được tổ chức tốt nên chất lượng chuyên môn cao hơn hẳn giáo viên kiêm nhiệm. Đối với các trườmg nằm ở các xã vùng nông thôn thì chủ yếu vẫn yêu cầu kiêm nhiệm tức là mỗi giáo viên phải dạy đủ số môn quy định. Ngoài biện pháp bồi dưỡng tại chỗ, các trường địa phương còn có điểm chung là liên kết đào tạo với các trường ĐHSP Nghệ thuật TW, ĐHSP Hà Nội, các trường Cao đẳng VHNT của các tỉnh…nhằm tạo nguồn cơ bản về giáo viên nghệ thuật. Mỗi tỉnh có một trường CĐSP được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, có tổ chức, đào tạo theo phương pháp ghép môn. Trong những năm đầu lực lượng giảng viên chủ yếu là giáo viên mời từ các trường Đại học Nghệ thuật. Nhìn chung các địa phương trên cả nước đã có những cố gắng tích cực, chủ động tạo nguồn đào tạo giáo viên nghệ thuật. Nhiều nơi cũng còn tình trạng tuy có tổ chức dạy Mỹ thuật nhưng lại khá tuỳ tiện, số giáo viên dạy Mỹ thuật được coi là lâu năm nhưng chưa qua trường líp nào chỉ dạy bằng kinh nghệm tự đào luyện vẫn còn nhiều, bên cạnh đó tình trạng giáo viên Mỹ thuật chưa đạt chuẩn còn khá phổ biến.
Bên cạnh đó, một số giáo viên dạy Mỹ thuật dù có nhiều cố gắng và sự tìm tòi nhưng họ vẫn thấy chưa thật sự phát huy tốt năng lực, sở trường, kỹ năng chuyên ngành như mong muốn vì cơ sở vật chất ở các trường kể cả trường điểm hiện nay còn lạc hậu và có quá nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ và hợp lý. Người giáo viên không chỉ có năng lực, tâm huyết và khả năng sư phạm, họ cần có phương tiện nghe nhìn hỗ trợ chứ không thể dạy “chay” mãi được. Là những giáo viên đứng líp, họ hiểu rằng việc dạy Mỹ thuật ở trường THCS và các bậc học khác không chỉ là môn học bắt buộc có điểm mà người thầy có trách nhiệm khơi dậy và tạo nên hứng thó sáng
đức, chuẩn mực bước đầu nhân cách tình cảm cho học sinh với mục đích chính là để học sinh có cảm xúc chân thành trước cái vẻ đẹp, biết cảm thụ và yêu thích Mỹ thuật chứ không phải dạy các em biết vẽ, sáng tác như một hoạ sĩ.
Trong thời gian về thực tập sư phạm tại tỉnh Yên Bái năm hoc 2006 - 2007, tôi đã tìm hiểu về tình hình giáo dục của địa phương cũng như thực trạng dạy và học môn Mỹ thuật ở các trường THCS nhằm xem xét tình hình dạy và học tại cơ sở, phát phiếu điều tra về thực trạng để xây dựng chiến lược đào tạo giáo viên Mỹ thuật phục vụ nhu cầu giáo dục mỹ thuật - nâng cao dân trí nhằm thực hiện phương châm giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước, về việc đưa bộ môn Mỹ thuật vào giảng dạy ở bậc Tiểu học và THCS như định hướng của thông tư 15 liên Bộ Văn hoá thông tin - Giáo dục và Đào tạo. Với gần 200 phiếu điều tra được thu hồi và hàng chục cuộc trao đổi trực tiếp về tình hình dạy Mỹ thuật ở những cấp độ và bình diện chung nhất. Sau đây là một số kết quả khảo sát chính: Trình độ giáo viên Mỹ thuật được đào tạo ở bậc Trung học: 13,3%, Cao đẳng: 56,1%, Đại học: 28,5%; Sự nhìn nhận chương trình môn Mỹ thuật đang dạy hiện nay là rất nặng: 5,7%. Vừa phải: 91,4%. Còn nhẹ: 2,85%; Mức độ yêu thích bộ môn Mỹ thuật của học sinh: Nhiều: 65,7%, Vừa: 31,42%, Rất Ýt: 2,88%; Đánh giá của giáo viên về tác dụng của bộ môn Mỹ thuật đối với sự phát triển toàn diện của học sinh: Có tác dụng: 100%; Thời gian tự nghiên cứu hoặc được bồi dưỡng về chuyên môn của giáo viên tính trong tổng thời gian giê định mức: Trên 50%: 30,4, Dưới 50%: 48,5%, Dưới 25%: 19%; Nhìn nhận của giáo viên về chất lượng dạy Mỹ thuật hiện nay Tốt: 38%. Đạt: 60%.Yếu: 2%; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy ở mức độ: Đầy đủ: 0%.Vừa phải: 31%. Thiếu: 63%; Nguyện vọng đào tạo bồi dưỡng tiếp: 97%; Nhu cầu giáo viên (dành
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu và quá trình đi thực tập của bản thân, tôi nhận thấy rằng : Sè giáo viên được đào tạo ở trình độ cao đẳng chiếm đa số, số giáo viên được đào tạo ở trình độ đại học còn thấp và vẫn còn một số lượng giáo viên còn đang ở trình độ trung học, trình độ chuyên môn không đồng đều và còn rất hạn chế. Vì vậy việc tiếp tục đào tạo giáo viên ở trình độ cao đẳng và đại học là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ và nguyện vọng chính đáng của đội ngò giáo viên dạy các môn Mỹ thuật, tiến tới chuẩn hoá đội ngò dạy hoạ ở các trường THCS theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Chương trình dạy cho học sinh THCS hiện nay là vừa phải, dù có một số ý kiến chưa thống nhất chung nhưng nhìn chung với thực tế hiện nay và yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục thì chương trình đào tạo Mỹ thuật đã có những bước đi phù hợp với thực tiễn. Trong thời gian gần đây các hoạt động nghệ thuật của các trường THCS đã có những khởi sắc thông qua các triển lãm mỹ thuật, từ đó đã phát hiện được các tài năng về mỹ thuật, cung cấp cho các trường chuyên nghiệp nhằm nâng dần trình độ văn hoá một cách toàn diện cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tuy nhiên để đáp ứng được các yêu cầu mở rộng và phát triển trong nhà trường thì cần phải tăng cường hơn nữa trang thiết bị, giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học để việc dạy Mỹ thuật đạt được kết quả - chất lượng tốt hơn làm cho học sinh thực sự yêu thích môn học và có được sự cảm thụ thẩm mỹ tốt.
Một tín hiệu đáng mừng là vừa qua đã có báo cáo khoa học thành công về phương pháp đào tạo dạy vẽ ở các Trường Đại học Mỹ thuật,