nhận nó. Dựa vào những tiền đề có sẵn, “Nhiều học giả phê phán Nihonjinron về việc không thừa nhận tính phức thể về sắc tộc và văn hóa của Nhật Bản”, ông Harumi Befu đã chỉ ra “một thiếu sót quan trọng nữa mà những phê bình trên chưa chỉ ra đó là các đặc tính của Nhật Bản về mặt bản chất được đề cập trong Nihonjinron không thể giải thích cho vài trong số những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản.”
Harumi Befu kết luận rằng “Điều ta thấy ở đây là sự sụp đổ của công thức: văn hóa Nhật = đất Nhật. Phép đẳng cấu này thừa nhận trong thuyết đồng nhất về nền văn hóa Nhật Bản không còn được duy trì, nếu trước đây nó từng tồn tại. Kể từ thời Minh Trị, văn hóa Nhật Bản đã được giải-bản địa hóa và lan tỏa khắp thế giới. Quá trình phân bổ mới của văn hóa Nhật Bản cũng đã tái-bản địa hóa khái niệm phạm vi hóa Nhật Bản.”
‘người Nhật Bản’
Khái niệm ‘người Nhật’ lại là một khái niệm phức tạp khó định vị khác. Tác giả đưa ra nhiều trường hợp cụ thể như sau:
- Sống như người Nhật
- Phụ nữ Nhật kết hôn với người Triều Tiên
- Trẻ em Triều Tiên sống ở Nhật Bản
- Công dân song tính
- Tự nhiên hóa, giải-tự nhiên hóa
- Trẻ mồ côi người Nhật và phụ nữ ở và đến từ Trung Quốc
- Cha mẹ song tịch
Đây đều là những trường hợp rất khó phân biệt, kết luận rằng họ là ‘người Nhật’ hay không. Tác giả có vẻ nghiên về phía biện hộ cho họ, không chỉ vì họ phải chịu sự phân biệt đối xử mà còn có vẻ là người Nhật thực sự.
Kết
Harumi Befu bộc lộ sự phản đối cách nhận thức tiên nghiệm về ba khái niệm trên. Ông đòi hỏi phải trình bày rõ ràng, đầy đủ về các khái niệm này. Điều đó có thể phức tạp, khó trình bày ngắn gọn. Dù thế nào, ông cũng ủng hộ cách làm mới, cách định nghĩa hiện đại – tự do – tiến bộ không những có ý nghĩa đối với địa chính trị mà còn có ý nghĩa với các nhà nghiên cứu văn hóa học.