MC: Mời bí thƣ đoàn lên trao những phần quà nhỏ động viên các bạn đã có nhiều cố gắng trong buổi sinh hoạt
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT III 1 Kết luận:
III 1. Kết luận:
Trong công cuộc đổi mới của đất nƣớc , khi yếu tố con ngƣời đƣợc coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con ngƣời càng đƣợc đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã đƣợc nhà nƣớc quan tâm đƣa lên quốc sách hàng đầu thi việc dạy “chữ” nói chung và việc dạy “ ngƣời” nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn”mà hành vi đạo đức đó chính là nhân cách vì vậy việc thực hiện rèn luyện cho học sinh hình thành và phát triển nhóm năng lực về kĩ năng sống là cần thiết biết bao.
- Giáo dục phát triển năng lực kỹ năng góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp.
- Giáo dục phát triển năng lực kỹ năng còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục. Học sinh xác định đƣợc bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Giáo dục phát triển năng lực kỹ năng còn cần đến vốn sống, tình thƣơng và nhân cách của ngƣời thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trƣớc hết là ở tấm gƣơng sống của ngƣời thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trƣớc hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động.
- Giáo dục phát triển năng lực kỹ năng không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trƣờng mà của cả xã hội, cộng đồng, có nhƣ vậy mới mong đào tạo ra đƣợc những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế.