Làm gì để thực hiện tốt công tác bảo tồn các tài nguyên có sẵn và khắc phục những

Một phần của tài liệu vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với dlst tại khu vực (Trang 29 - 31)

5. Mục tiêu,chính sách và phương hướng thực hiện du lịch nói chung và phát triển du

6.1/ Làm gì để thực hiện tốt công tác bảo tồn các tài nguyên có sẵn và khắc phục những

● Quy hoạch du lịch :Trên cơ sở luận chứng kinh tế -kĩ thuật đã được phê duyệt và các quy hoạch phát triển vùng, cần tiến hành quy hoạch du lịch cho các VQG. Sau đó xây dựng các dự án khả thi và tiến hành đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án phát triển du lịch.Cần phải có sự tham gia thực sự của các bên liên quan và cộng đồng địa phương trong suốt quá trình quy hoạch, thực hiện. Quy hoạch phải phù hợp với địa hình, khí hậu, tạo ra sự hài hòa giữa công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên.

Phân vùng hoạt động du lịch sinh thái trong VQG phải phù hợp với phân khu chức năng. Khi tiến hành các hoạt động du lịch phải đảm bảo yêu cầu về sức chứa.

● Cần quy định chặt chẽ hơn về tiếng ồn vì nó có thể gây ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trong rừng. Các nhà quản lý nên đầu tư mua xe máy, ô tô để tổ chức đón du khách, không nên để các phương tiện giao thông cá nhân vào trong rừng.

● Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các đối tượng (khách du lịch, học sinh –sinh viên, người dân địa phương) giúp cho các đối tượng hiểu được giá trị của VQG, nhận thấy được các vấn đề môi trường ở các VQG và hậu quả nghiêm trọng của nó, có được những kiến thức về môi trường, có thái độ và hành động phù hợp để giải quyết các vấn đề môi trường.

Nội dung giáo dục môi trường ở VQG phải phù hợp với các đối tượng và dựa trên các vấn đề môi trường, nguồn lực, phong tục tập quán, lối sống, văn hóa và tình hình cụ thể của từng địa bàn. Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện đối với từng đối tượng là quan trọng:

+ Dân địa phương: sử dụng phương pháp giáo dục truyền thông hướng tới cộng đồng bao gồm: phương tiện thông tin đại chúng( phát thanh, truyền hình, báo tường, thi viết, thơ) có thiết bị nghe nhìn; giao tiếp giữa mọi người; thảo luận; sinh hoạt câu lạc bộ và các sự kiện đặc biệt như lễ hội, phong trào thể thao hay tuyên truyền qua áp phích, áo phông,… +Học sinh –sinh viên : lồng ghép chương trình giáo dục vào môn học, đưa vào chương trình chính khóa môn đạo đức môi trường; biên soạn giáo trình giáo dục môi trường và tài liệu tham khảo cho giáo viên các cấp; tổ chức đi thăm quan thực tế khu vườn quốc gia; tổ chức các câu lạc bộ bảo tồn; biểu diễn văn nghệ… mang nhiều nội dung bảo vệ môi trường.

+Khách du lịch: diễn giải môi trường- đó là quá trình chuyển từ ngôn ngữ chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc lĩnh vực liên quan sang ngôn ngữ và ý tưởng mà những người bình thường không làm khoa học cũng hiểu được. Đồng thời các cá nhân, tổ chức khi tham gia du lịch cũng phải chịu sự chi phối của những hệ thống về đạo đức.

Hiện nay VQG Cúc Phương đã xây dựng trung tâm du khách và trung tâm giáo dục môi trường cũng như các hệ thống đường mòn tự nhiên với nhiều biển báo, biển chỉ dẫn.

● Cần áp dụng các biện pháp để giảm thiểu nguồn phát thải và xử lý ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng các nguồn năng lượng mới như gió, ánh sáng mặt trời, khí sinh học sẽ không những giảm chi phí cho khu du lịch mà còn giảm lương tiêu thụ gỗ củi, giảm lượng phát thải khí nhà kính. Điều này còn có ý nghĩa bảo vệ cánh rừng khỏi bị chặt hạ, biến rác thải hữu cơ thành phân bón cho cây rừng. Xây dựng các nhà vệ sinh khô sử dụng chế phẩm vi sinh sẽ làm giảm lượng tiêu thụ nước và làm mất mùi khó chịu ở các khu vệ

sinh công cộng. Phân vùng hoạt động sinh thái để quản lý và bảo vệ các tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học.

● Thông qua hoạt động du lịch để phát triển kinh tế địa phương nhằm thu hút được người dân địa phương tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. người dân địa phương đón một vai trò quan trọng đối với DLST vì vậy chúng ta phải bảo tồn và nâng cao giá trị xã hội của họ bằng cách quan tâm đến đời sống của họ hơn, đảm bảo các nhu cầu về văn hóa, kinh tế, y tế… và hơn nữa là phai tham khảo ý kiến quần chúng khi quyết định một vấn đề để chứng tỏ quyền làm chủ đối với tài nguyên tự nhiên. Dân cư địa phương có thể được huy động tham gia và hưởng lợi trong việc thu gom rác thải và bảo vệ rừng.

● Xây dựng mô hình quản lý với sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng địa phương. Vấn đề đặt ra là nên xây dựng mối quan hệ, phối hợp và liên kết các cấp nào và quy mô ra sao để đạt được những mục tiêu bảo tồn và hiệu quả kinh doanh du lịch.Đồng thời do rừng nằm trên địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình nên để có thể làm tốt vấn đề bảo tồn cần phải có sự phối hợp giữa chính quyền 3 tỉnh.

● Tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật đã được chính phủ và các ngành liên quan ban hành. Xử lý nghiêm minh các vi phạm nội quy và quy chế quản lý bảo vệ VQG. Rà soát và đánh giá lại các văn bản pháp luật đã dược ban hành để rút kinh nghiệm,chỉnh sửa, bãi bỏ, tham vấn ý kiến của chuyên gia, dân địa phương…

● Có chính sách đãi ngộ và tiền lương hợp lý đối với các nhân viên trong khu du lịch đặc biệt là lực lượng kiểm lâm.Tăng cường năng lực quản lý phát triển bền vững của đội ngũ nhân viên,cán bộ.

● Khi cho phép đầu tư, kinh doanh du lịch phải chọn lọc các công ty, tổ chức có uy tín, có giấy phép. Đặc biệt cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có kiến thức và ý thức về tự nhiên và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với dlst tại khu vực (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w