Trong quá trình phát triển, tiểu thuyết viết về miền núi sau đổ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới (tt) (Trang 26 - 27)

mới đã chuyển động theo xu hướng cách tân thi pháp thể loại trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Sự thay đổi tư duy nghệ thuật trong sáng tác tiểu thuyết đã tác động đến nghệ thuật tổ chức kết cấu, nghệ thuật miêu tả nhân vật và kiến tạo ngôn ngữ, tạo nên sự khác biệt so với tiểu thuyết viết về miền núi trước Đổi mới; tạo nên nét riêng không trộn lẫn với tiểu thuyết viết về miền xuôi cùng thời kì. Hơn ba mươi năm, một chặng đường phát triển, dù còn những điều trăn trở: sự thiếu vắng những cây bút trẻ tâm huyết với đề tài miền núi đã khiến tiểu thuyết viết về miền núi những năm gần đây trở nên trầm lắng; tiểu thuyết viết về miền núi còn chưa có những tác phẩm vươn đến giá trị phổ quát, đặt ra những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp độc giả trong nước và trên thế giới. Nhưng trong bối cảnh vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tiểu thuyết viết về miền núi từ sau Đổi mới đã thực hiện được sứ mệnh nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng: góp phần tạo nên sự lớn mạnh, những thành tựu nghệ thuật của nền tiểu thuyết dân tộc.

25

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Điêu Thị Tú Uyên (2015), “Con người và hiện thực miền núi trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60 - 10/2015, (tr.106 - 113), ISSN 2354 - 1067

2. Điêu Thị Tú Uyên (2016), “Một số biểu hiện của bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Bắc, số 5 - 6/2016, (tr.109 - 116), ISSN 2354 – 1091. 3. Điêu Thị Tú Uyên (2017), “Hình tượng con người cộng đồng trong tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 02 (45) – 2017 (tr.76 - 84), ISSN 0866 – 756X.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới (tt) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)