Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa chung trên toàn đàn

Một phần của tài liệu luận văn chăn nuôi thú y (Trang 25 - 33)

Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa chung trên đàn lợn nái

Tên bệnh Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh(%)

Sẩy thai 370 35 9,46 Sót nhau 370 25 6,76 Viêm tử cung 370 14 3,78 Bại liệt 370 28 7,57 Viêm vú 370 19 5,14 Chậm sinh-vô sinh 370 42 11,35 Tổng số 370 163 44,06 Trung bình - 27 7,34

Thông qua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn nái được điều tra là khá cao, trung bình là 7.34%. Điều này đã phản ánh một phần nào trình độ chăn nuôi lợn nái của bà con nông dân còn thấp, công tác phòng chống bệnh tật còn nhiều hạn chế. Diễn biến cụ thể từng bệnh như sau:

• Bệnh chậm sinh – vô sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 11.35%. Đây là bệnh khá phổ biến trong chăn nuôi hiện nay.

Nguyên nhân chính là do khâu chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái kém: Thức ăn kém dinh dưỡng, lợn nái thiếu Vitamin A, D, E gây chậm phát triển buồng trứng, chậm động dục, lợn cai sữa không động dục trở lại; chế độ vận động của lợn nái còn ít …

Bệnh này một phần chủ yếu cũng do phối giống kém, phát hiện động dục và chọn thời điểm dẫn tinh thích hợp là vấn đề khó khăn với người dân ở đây.

Các nguyên nhân khác như kế phát từ bệnh viêm tử cung làm cho lợn chậm sinh – vô sinh hay do rối loạn nội tiết do hàm lượng FSH và LH không cân đối (tỷ lệ cân đối FSH/LH = 1/3) làm cho gia súc động dục nhưng trứng không rụng và thụ tinh không có kết quả.

• Bệnh sẩy thai chiếm tỷ lệ khá cao 9.46%

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng ở thời kỳ mang thai, vì ở thời kỳ này lợn nái cần một hàm lượng dinh dươngz cao như protid, Vitamin và khoáng chất. Thiếu dinh dưỡng dẫn tới bào thai phát triển không tốt gây chết thai,thai tiêu và sẩy thai.

Nguyên nhân nữa là do ngộ độc thức ăn, kế phát từ các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, sán lá gan, trichomonas…và cũng do tác động cơ học hay dùng thuốc không đúng chỉ định cũng gây sẩy thai.

• Bệnh bại liệt chiếm tỷ lệ 7.57%

Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng qua thực té chúng tôi thấy rằng nguyên nhân chính vẫn là vấn đề chăn sóc nuôi dưỡng, trong quá trình nuôi dưỡng khẩu phần ăn cho lợn nái không được cân bằng về dinh dưỡng. Người dân ở đây chủ yếu dưa vào nguồn phụ phế phẩm từ nông nghiệp làm thức ăn cho lợn nái, mức đầu tư cho lợn nái còn rất thấp, trong khi đó nhu cầu của lợn nái là rất lớn.

khẩu phần thức ăn không đủ protid, khoáng chất mà lại còn nhiều glucid. Đối với khoáng chất, nhu cầu lợn nái sinh sản cần nhu cầu cao, đặc biệt là canxi và photpho. Hai loại khoáng đa lượng này nếu thiếu quá mức thì sẽ làm cho lợn nái mắc bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ chiếm tỷ lệ cao.

nguyên nhân khác như cơ thể lợn mẹ qua nhỏ, lại dẫn tinh quá sớm, hay dẫn tinh ngoại, đến khi lợn mẹ bị hẹp xương chậu do thai quá to, khi can thiệp không tốt cũng dẫn tới bại liệt.

Nguyên nhân nữa là hầu hết chuồng trại không đảm bảo kỹ thuật, thiếu ánh sáng, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không cho lợn nái vận động, tắm nắng dẫn tới thiếu Vitamin D vì Vitamin là chất xúc tác cho quá trình hấp thụ canxi, photpho.

Nói chung bệnh bại liệt thì có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do vấn đề dinh dưỡng kém.

• Bệnh sót nhau chiếm tỷ lệ 6.76%.

Qua điều tra tìm hiểu cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh sót nhau là do trong thời gian có thai nhất là ở giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng nhất là canxi và photpho,hoặc tử cung bị sa liệt,con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức.

một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm.

• Bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 5.14%.

Nguyên nhân chính là do vệ sinh chuồng trại không tốt, lợn con khi bú do không được bấm răng từ khi đẻ nên làm xây xát bầu vú dẫn đến nhiễm khuẩn. Một số lợn đẻ nhiều lứa nên bầu vú sệ, tiếp xúc với nền chuồng làm xây xát gây viêm vú. Bệnh này còn do kế phát từ các bệnh sản khoa khác như viêm tử cung, sót nhau sau khi đẻ, vi khuẩn tuần hoàn theo máu đến bầu vú gây viêm.

• Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ thấp nhất 3.78%.

tốt dẫn tới viêm tử cung. Một nguyên nhân quan trọng khác là do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sẩy thai truyền nhiễm, roi trùng hay phẩy khuẩn. Tóm lại các bệnh sản khoa khác nhau chiếm tỷ lệ khác nhau nhưng nhìn chung tỷ lệ trung bình mắc bệnh sản khoa cao 7.34%. Điều này nó phản ánh được một phần nào về trình độ chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái của bà con nông dân huyên Thanh Chương là chưa tốt.

2.4.2.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn nái giữa 3 vùng sinh thái khác nhau

Mỗi vùng sinh thái khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau nên các nhân tố bên ngoài tác động đến làm ảnh hưởng đến mức độ bệnh tật khác nhau. Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý,địa hình,tính chất nước uống,đất đai…Mặt khác phương thức chăn nuôi, công tác thú y… ở mỗi vùng cũng khác nhau, nên tỷ lệ mắc bệnh ít nhiều cũng khác biệt.

Bảng 2: Tỷ lệ mắc bệnh giữa 3 vùng sinh thái khác nhau Vùng sinh

thái

Tên bệnh

Đồng bằng Trung du Miên núi

số con điều tra số con mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh (%) số con điều tra số con mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh (%) số con điều tra số con mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh (%) Sẩy thai 127 15 11,81 125 11 8,80 118 9 7,63 Sót nhau 127 7 5,51 125 10 8,00 118 8 6,78 Viêm tử cung 127 3 2,36 125 5 4,00 118 6 5,08 Bại liệt 127 13 10,24 125 9 7,20 118 6 5,08 Viêm vú 127 3 2,36 125 6 4,80 118 10 8,47 Chậm sinh - vô sinh 127 5 3,94 125 12 9,60 118 25 21,20 Tổng số 127 46 - 125 53 - 118 64 - Trung bình - - 6,04 - - 7,07 - - 9,04

Qua bảng 2 chúng tôi thấy trên các vùng sinh thái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh sản khoa khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình ở miền núi là cao nhất:

9.04%, thứ 2 là vùng trung du: 7.07% và thấp nhất là vùng đồng bằng: 6.04%. Điều đó chứng tỏ sự tác động của các yếu tố trên các vùng sinh thái khác nhau, cũng như quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của người dân, mức đầu tư chú trọng vào đàn lợn nái không đảm bảo đã làm tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái sinh sản khác nhau.

Ở đồng bằng, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt nên đã tận dung được các phụ phế phẩm của trồng trọt và chăn nuôi lại cung cấp phân bón cho trồng trọt. Ở vùng trung du cũng giông như ở vùng đồng bằng nhưng mức độ ít hơn. Còn ở vùng miền núi,ngành lâm nghiệp là chủ yếu nên mức độ kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt là rất ít.

+ Bệnh chậm sinh –vô sinh: Ở vùng đồng bằng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 3.94% so với 9.60% ở vùng trung du và cao nhất là ở miền núi là 21.2%. Đây là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các bệnh mà chúng tôi điều tra. Điều này chứng tỏ ở miền núi mạng lưới Thu y chưa phát triển, trình độ dân trí thấp nên sự hiểu biết về chăm sóc, nuôi dưỡng còn hạn chế. Vả lại, việc chọn giống lợn nái hậu bị chưa tốt, thêm vào đó việc phát hiện động duc, phối tinh cho lợn chậm.không đúng thời điểm, gia súc già yếu…làm rối loạn sinh sản. Trong khi đó, bệnh này có tỷ lệ giảm dần ở trung du và đồng bằng do ở đây trình độ dân trí cao hơn miền núi nên kỹ thuật chăn nuôi lợn nái cũng khá hơn nên tỷ lệ mắc bệnh ít hơn.

+ Bệnh sẩy thai: giữa 3 vùng sinh thái khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau, cao nhất là vùng đồng bằng với tỷ lệ 11.81%, rồi đến trung du 8.80 và thấp nhất là miền núi 7.63%. Ta thấy miền núi tỷ lệ mắc bệnh này thấp hơn ở trung du và đồng bằng. Qua việc tìm hiểu thực tế chúng tôi nghĩ rằng ở vùng đồng bằng và trung du việc sử dụng các phụ phế phẩm từ trồng trọt làm thức ăn là chính, mà có lẽ trong sản phẩm trồng trọt đã sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên đó có thể là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dẫn đến sẩy thai. Một nguyên nhân nữa là do ở vùng đồng bằng, trung du hay sử dụng bã bia, rượu cho lợn nái ăn, đó cũng là nguyên nhân gây ra sẩy thai.

+ Bệnh bại liệt: Ở vùng đồng bằng chiếm tỷ lệ cao nhất với 10.24% rồi giảm dần ở trung du 7.20% và thấp nhất là ở miền núi vơi 5.08%. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết rằng ở vùng đồng bằng thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh, tinh bột, tấm cám, khoai sắn, những thức ăn này thiếu các loại khoáng chất đặc biệt là Ca,P, hơn nữa chế độ vận động của lợn nái ít nên tỷ lệ mắc bệnh bại liệt nhiều hơn. Trong khi đó ở miền núi, thức ăn cho lợn nái có chứa nhiều chất khoáng(Ca, P) và có chế độ vận động cho lợn nái nhiều hơn nên tỷ lệ mắc bệnh bại liệt ít hơn.

+ Bệnh sót nhau: Ở vùng trung du chiếm tỷ lệ cao nhất là 8.00%, trong khi đó ở vùng đồng bằng và miền núi có tỷ lệ mắc bệnh ít hơn lần lượt là 5.51% và 6.78%. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy rằng, sỡ dĩ ở miền núi có tỷ lệ mắc bệnh sót nhau nhiều hơn ở đồng bằng và trung du là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái kém nên lợn nái thường gầy hơn dẫn tới dễ mắc các bệnh khó đẻ, từ đó kế phát đến bệnh sót nhau. Một nguyên nhân khác nữa cũng rất quan trọng là ở miền núi lợn nái mắc các bệnh truyền nhiễm nhiều hơn dẫn tơi kế phát bệnh khác nhau.

+ Bệnh viêm vú: Ở đồng bằng bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2.36%, sau đó rồi đến vùng trung du là 4.80% và cao nhất là miền núi với 8.47%. Qua điều tra, tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy ở miền núi do bà con nuôi lợn nái không bấm răng cho lợn con, khi lợn con bú làm xây xát bầu vú gây nhiễm khuẩn, do vệ sinh chuồng nuôi kém nên bầu vú co xát vào nền chuồng gây viêm vú. Và một nguyên nhân quan trọng nữa là do kế phát bệnh viêm tử cung và các bệnh truyền nhiễm khác.

+ Bệnh viêm tử cung: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở miền núi là 5.08%, tiếp đến là ở trung du: 4.00% và thấp nhất là ở đồng bằng với 2.36%. Điều này cũng phần nào phản ánh trình độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái, dịch vụ thu y ở đồng bằng là tốt hơn ở trung du và miền núi. Bởi vì, nguyên nhân chính gây ra bệnh tử cung ở đây là do kế phát từ các bệnh sẩy thai và sót nhau. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: kỹ thuật thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, kỹ thuật đỡ đẻ không tốt (vô trùng kém) lam lợn dễ bị mắc bệnh viêm tử cung.

Qua tiến hành điều tra tìm hiểu nguyên nhân mắc bệnh giữa 3 vùng: Đồng bằng, Trung du và Miền núi, chúng tôi thấy những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng. Nhìn chung cả 3 vùng sinh thái khác nhau, bệnh chậm sinh vô sinh chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều đó đã nói lên rằng công tác chăm sóc nuôi dưỡng kém, công tác chọn giống, phát hiện động dục để phối giống của người dân chưa kịp thời. Thứ hai là bệnh bại liệt cũng chiếm tỷ lệ cao, Nguyên nhân chính là do chăm sóc, nuôi dưỡng kém, không đúng kỹ thuật, trong khẩu phần thức ăn còn thiếu rất nhiều dinh dưỡng, đắc biệt là vitamin và khoáng chất, cho nên tỷ lệ mắc bệnh còn cao.

2.4.3.Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa các lứa đẻ toàn đàn:

Qua quá trình điều tra và tìm hiểu, chúng tôi thấy có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa các lứa đẻ như sau:

Bảng 3: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa các lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 5 và từ lứa 6 trở đi

Lứa đẻ

Tên bệnh

Từ lứa 1 đến lứa 5 Từ lứa 6 trở đi

Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con điều tra Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) Sẩy thai 220 15 6,81 150 20 13,33 Sót nhau 220 12 5,45 150 13 8,67 Viêm tử cung 220 8 3,64 150 6 4,00 Bại liệt 220 15 6,81 150 13 8,67 Viêm vú 220 10 4,55 150 9 6,00

Chậm sinh - vô sinh 220 23 10,45 150 19 12,67

Tổng số 220 83 37,73 150 80 53,33

Trung bình - - 6,29 - - 8,89

Qua số liệu bảng 3, chúng tôi nhận thấy các lứa đẻ khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Gia súc già có sức đề kháng kém với bệnh tật, do đó thường hay

là 8.89%,trong khi đó tỷ lệ này từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 là 6.29%. Điều này đã phản ánh được khả năng sinh sản cũng như khả năng mắc bệnh tăng dần theo lứa tuổi. Nó cũng rất phù hợp với quy luật Sinh hóc tự nhiên, vì nếu gia súc đẻ càng nhiều thì cơ quan sinh dục cũng như các tuyến nội tiết kém hoạt động hơn, cơ thể lợn mẹ hao mòn yếu đi do tuổi già và do cung cấp dinh dưỡng quá nhiều cho sự sinh sản.

Thực tế, những nguyên nhân dẫn đến lợn nái có lứa đẻ từ 6 trở đi mắc bệnh cao hơn lợn nái từ lứa đẻ 1 đến 5 là do vấn đề kinh tế nên quá trình nuôi dưỡng người dân không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên càng về già thì cơ thể lợn nái càng yếu ớt vì đã can kiệt hết năng lượng cho việc nuôi con ở các lứa trước nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, tâm lý người dân hay loại thải các lợn nái già yếu, chậm sinh, cơ thể nhỏ bé, nên cũng ít quan tâm dẫn tới lợn già mắc bệnh cao hơn. đay là vấn đè chung còn tồn tại hầu hết ở mọi người dân trên huyện Thanh Chương. Điều này không những không có lợi mà còn gây tổn thất về kinh tế cho nông dân, vì để nuôi một con lợn nái tốt nhất, đó là vấn đề không phải đơn giản. Do đó người chăn nuôi phải biết việc chăm sóc lợn nái sinh sản là một vấn đề quan trọng, phải nên biết thải loại lợn nái khi già yếu khi nào. Điều này còn phụ thuộc vào sự nhận thức của người dân và sự quan tâm hơn nữa của cán bộ Chăn nuôi – Thú y.

Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đến lứa 5 so với từ lức 6 trở đi được thể hiện rõ nhất ở 3 bệnh là: sẩy thai, sót nhau và bại liệt.

+ Bệnh sẩy thai: tỷ lệ mắc bệnh từ lứa 1 đến lứa 5 là 6.81%; trong khi đó tỷ lệ này từ lứa 6 trở đi là 13.33%. Qua điều tra, tìm hiểu chung tôi nhận thấy, lợn nái từ lứa thứ 6 trở đi thường hay mắc các bệnh về đường sinh dục như: viêm mãn tính, khối u tử cung, viêm âm đạo, buồng trứng, rối loạn nội

Một phần của tài liệu luận văn chăn nuôi thú y (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w