Cơ cấu lại xuất khẩu, khắc phục tính đơn điệu

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN:Thực trạng chung về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của của Công ty GILIMEX sang thị trường Nhật Bản pdf (Trang 29 - 32)

Hiện nay GILIMEX đang xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm như

hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ và đồ gia dụng, dệt may, Ba lô túi sách…Trong

đó, hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 1.8 đến 2% kim ngạch, gốm sứ và đò gia dụng chiếm từ 2,8-3%, may mặc chiếm 2,9% kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tương tự của Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện nay hàng gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ của GILIMEX xuất sang Nhật Bản giá còn cao, chất lượng chưa đồng

đều do sức cạnh tranh còn yếu, tăng trưởng xuất khẩu chưa cao và chưa chiếm

được thị phần lớn. Một số mặt hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng của GILIMEX có chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị trường Nhật Bản nhưng cơ cấu xuất khẩu của GILIMEX sang Nhật Bản còn đơn giản với trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế

3.2.3 Việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng & Qui chế

Về các tiêu chuẩn chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản đã quen thuộc với hàng hóa đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản- JIS, tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản-JAS, dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark và các dấu chứng nhận chất lượng khác

GILIMEX có thể xin cấp các dấu chất lượng này nếu thấy cần. Ngoài ra trên thị trườngNhật Bản có thể có nhiều hàng hóa có các dấu chất lượng và độ

an toàn sản phẩm mà GILIMEX nên quan tâm. Ví như dấu Q là chất lượng và

độ đồng nhát của sản phẩm, dấu G về thiết kế, dịch vụ sau bán hàng và chất lượng, dấu S vềđộ an toàn, dấu S.G vềđọ an toàn ( bắt buộc), dấu Len dùng cho

sợi len nguyên chất, đồ len có trên 99% len mới, dấu SIF cho các hàng may mặc có chất lượng tốt…

Về luật thương mại và các qui định nhập khẩu của Nhật Bản, GILIMEX cần lưu tâm tới chế độ thuế quan. Chếđộ này bao gồm thuế suất cơ bản là mức thuế cao nhất được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ những nước không được hưởng thuế MFN và GSP. Thuế suất MFN có mức thuế thấp hơn giành cho hàng hóa từ những nước có thỏa thuận thương mại đa phương với Nhật Bản như các nước thành viên WTO hay thỏa thuận thương mại song phương như Trung Quốc.

Thuế suất ưu đãi phổ cập và thuế suất tạn thời là loại thứ ba cần quan tâm, trong đó thuế suất GSP thấp hơn thuế MFN từ 10-100%. Phần lớn thuế nhập khẩu tính theo giá trị, chỉ có khoảng 1% mặt hàng được tính theo trọng lượng, số

lượng hay mức thuế cốđịnh ( như gạo phải chịu thuế 341 Yen/kg). Và tất cả các hàng hó trên thị trường Nhật Bản hiện nay phải chịu mức thuế tiêu thụ là 5% hàng nhập khẩu cũng phải chịu chung qui định này

Về luật lệ, cần lưu ý tới luật trách nhiệm sản phẩm qui định trách nhiệm và nghĩa vụ bòi thường do liên quan đến sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người sử dụng hoặc thiệt hại về của cải. Luật vệ sinh thực phẩm thì qui

định cho tất cả các thực phẩm và đò uống tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản. Các loại hàng hóa này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bọ Y tế và phúc lợi Nhật. Về hệ thống phân phối hàng hóa ở Nhật bản, GILIMEX cần biết là tại Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông và hệ thống phân phối sản phẩm của Nhật bao gồm các nhà sản xuất, các công ty thương mại, các nhà bán buôn bán lẻ hay dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận nơi.

Các kênh phân phối hàng nhập khẩu thay đổi theo từng loại sản phẩm và mạng lưới các công ty này tham gia vào quá trình này. GILIMEX cần hiểu rằng các tổ chức kinh danh và thương mại là những nguồn cung cấp các mối quan hệ

chào bán, giúp khách hàng được thử nghiệm và đa dạng hóa hàng hóa khác nhau.

3.2.4 Tiếp thị và xúc tiến thị trường như thế nào?

Một lưu ý khác là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản về hàng may mặc

đang được sửa đổi theo tầm vóc của Người Nhật. Tất cả các nhà sản xuất nước ngoài nắm rõ tiêu chuẩn này để xuất khẩu hàng. Doanh nghiệp cần in tờ bớm hay catalogue bằng tiếng Nhật. Nếu muốn bán hàng trực tiếp hãy thuê Người Nhật hay đào tạo đội ngũ nhân viên có thể nói tiếng Nhật.

Nếu chẳng may nảy sinh khiếu nại hư hỏng liên quan đến lô hàng, bạn

đừng bao giờ trốn tránh hay phớt lờ. Bạn nên thử nhận sai sót và bồi thờng thiệt hại. Nếu làm như vậy bạn sẽ giành được sự tin cậy cần có để làm ăn lâu dài và sau này sẽ thu hồi lại cao hơn so với chi phí bồi thờng thiệt hại. ây là cách gieo lỗđể gặt lãi.

Để bán được hàng ở Nhật, công đoạn đóng gói rất quan trọng. Ngay cả

một đồ trang trí bằng kim loại thì cần phải đánh bóng mặt sau mới có thể bán

được hàng. Công đoạn hoàn tất và đóng gói còn được gọi là trang điểm cho sản phẩm. Tại Nhật, nhiều mặt hàng được dùng làm quà tặng nên những mặt hàng không được trang điểm sẽ không bán được. Trong nhiều trường hợp, doanh số

bán hàng lệ thuộc vào việc đóng gói đẹp hay xấu.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình thâm nhập của GILIMEX cùng những gợi ý đối với GILIMEX khi thâm nhập thị trường Nhật Bản, hẳn qua đó chúng ta sẽ có được cái nhìn rõ hơn về những đặc điểm môi trường kinh tế của Nhật Bản ảnh hưởng như thế nào đối với quyết định thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và GILIMEX nói riêng,

đấy thực sự là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp nước ngoài khi có quyết định thâm nhập thị trường Nhật Bản.

kết lun

Với những ưu điểm và điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN:Thực trạng chung về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của của Công ty GILIMEX sang thị trường Nhật Bản pdf (Trang 29 - 32)