- Căn cứ vào chỉ thị 2737/BGD-ĐT ngày 27/7/2012 về nhiệm vụ năm học 2012- 2013 của Bộ GD&ĐT.
- Căn cứ vào chỉ thị - nhiệm vụ năm học 2012-2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa. - Căn cứ vào nhiệm vụ của GDTrH số 1110/SGD&ĐT năm học 2012-2013 của Sở GD&ĐT Khánh Hòa ngày 04/9/2012
PHẦN I:Thực trạng đổi mới PPDH – KTĐG 1. Khái quát tình hình của nhà trƣờng:
- Trường THPT Nguyễn Thái Học nằm ở địa bàn vùng nông thôn ở phía tây Huyện Diên Khánh có 1500 HS – 41 lớp – 90 GV- 3 CBQL- 10 NV(Trường có 2 cơ sở cách nhau 2km).
- 26 phòng học – 3 phòng TN&TH- 3 phòng máy tính với 70 máy- 3 máy chiếu – 2 bảng thông minh - 1 thư viện – 1 nhà đa năng.
* Tích cực :
- CBQL trẻ, năng động tuy có ít kinh nghiệm nhưng có quyết tâm thực hiện việc đổi mới để nâng cao chất lượng.
- Đa số GV trẻ về tuổi đời và tuổi nghề có năng lực giảng dạy khoảng 30%. Phần lớn nhận thức rõ vai trò của đổi mới là cần thiết, việc làm này thường xuyên trong kế hoạch hằng năm từ 2009 đến nay.
- Đa số HS chăm học (70%)
- CSVC tương đối khang trang, tạm đủ phục vụ cho giảng dạy và sinh hoạt. - Môi trường SP thân thiện, học sinh tích cực.
* Hạn chế:
- Một bộ phận GV (50%) chưa có ý thức đổi mới. Vẫn còn sử dụng Phương pháp dạy học truyền thống, một chiều chưa dám chủ động đổi mới chỉ vận dụng lấy lệ khi có dự giờ, thao giảng tổ, nhóm.(còn lung túng, chưa thấy hiệu quả)
Lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Một bộ phận HS ( 30%) là con em nông dân, ý thức tự học chưa cao vẫn còn dựa vào kiến thức của thầy cô truyền đạt lên lớp là phổ biến
- Thiết bị dạy học tuy có nhưng việc vận dụng của giáo viên còn hạn chế sợ tốn thời gian của tiết dạy. (nhiều giáo viên chưa chú trọng đến tính thực tiễn trong lý thuyết và thực hành).
- Nhiều tiết vận dụng CNTT không hiệu quả, chưa hợp lý.
* Nguyên nhân gây ra hạn chế:
- Hiểu biết về đổi mới PPDH chưa sâu, đổi mới chưa thành nhu cầu cấp thiết quyết định chất lượng trong nhà trường.
- Giáo viên thực hiện đổi mới PPDH còn nhiều tranh luận khi sử dung PPDH truyền thống.(so sánh hiệu quả, chất lượng giữa 2 loại PPDH và đối tượng học sinh.)
- Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện còn lỏng lẻo, chung chung chưa đặt mạnh yêu cầu cho giáo viên thực hiện .
PHẦN II :Kế hoạch đổi mới I. Mục tiêu
1/ Mục tiêu tổng quát:
Nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả, chất lượng dạy và học của nhà trường. 2/ Mục tiêu cụ thể :
- GV : ( 70% ) Nâng cao nhận thức, quyết tâm thực hiện đổi mới PPDH-KTDG - HS : ( 30% ) có hứng thú và ý thức tự học chấp nhận đổi mới phương pháp. - Trình lãnh đạo sở để được tăng cường kinh phí mua sắm CSVC-TBDH, thiết kế phòng dạy học mẫu theo hướng đổi mới của 1 số nước trong khu vực.
- Phấn đấu cuối năm học có sản phẩm là : Mỗi tổ CM có từ 1đến 2 hoặc 3 GV(tổ ghép) là điển hình đổi mới. HS khá giỏi đạt 35% -HS trung bình 50% - HS yếu kém < 15% - HS bỏ học < 5% (tỷ lệ này được xây dựng theo loại hình trường có hệ BC sáp nhập)