III.1)Kiến nghị
* Đối với ban giám hiệu trường:
-Thường xuyên tổ chức, triển khai các chuyên đề toán học cho giáo viên và học sinh.
-Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho giáo viên được mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
* Đối với giáo viên: quan tâm thực sự đến chất lượng học tập của học sinh, đồng nghĩa với chăm lo cho thành quả dạy học của mình.
III.2) Kết luận
Tôi đã sử dụng đề tài “MỘT SỐ DẠNG TOÁN VIẾT PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG TRONG KHÔNG GIAN THƯỜNG GẶP” để dạy cho các em học sinh lớp 12 tại trường THPT nơi tôi đang công tác và nhận thấy:
Khi học sinh nắm được nội dung phương pháp và giải được các bài toán, các em sẽ tích cực và hứng thú học tập hơn. Từ đó khuyến khích các em học sinh tư duy, tìm tòi cách giải hay hơn cho các bài toán và khắc sâu kiến thức.
Sau khi nắm được phương pháp, học sinh cũng không bị lệ thuộc vào một cách giải nào, không bị mất tính sáng tạo của học sinh.
Trên đây là kinh nghiệm ít ỏi của bản thân được rút ra trong quá trình giảng dạy và thông qua một số tài liệu tham khảo nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến trân thành của đồng nghiệp, tổ chuyên môn và hội đồng xét duyệt để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn chỉnh hơn và được áp dụng có hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy kiến thức về giải bài toán viết phương trình đường thẳng trong không gian.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
SKKN: MỘT SỐ DẠNG TOÁN VIẾT PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG TRONG KHÔNG GIAN THƯỜNG GẶP
Giáo viên: Trần Thị Thu Thủy_Trường THPT Buôn Ma Thuột Trang 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Quỳnh (2008 tổng chủ biên), Hình học 12, NXB Giáo dục. [2] Trần Văn Hạo (2008 tổng chủ biên), Sách giáo viên Hình học 12, NXB Giáo dục.
[3] Phan Huy Khải (2008), Trọng tâm kiến thức và bài tập Hình học 12, NXB Giáo dục.
[4] Lê Quang Ánh (1997), 360 bài toán chọn lọc Hình học giải tích, NXB Giáo dục.
[5] Phan Lưu Biên, Trần Thành Minh, Trần quang Nghĩa (2008), Giải toán và câu hỏi trắc nghiệm hình học 12, NXB Giáo dục.