Vấn đề thứ nhất: Lựa chọn công nghệ

Một phần của tài liệu Triển vọng phát triển máy bán hàng tự động tại Việt Nam (Trang 25 - 27)

4 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC SỬ DỤNG MÁY BÁN HÀNG TỰ ĐỘNG

4.3.1 Vấn đề thứ nhất: Lựa chọn công nghệ

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán hàng tự động, hoạt động của doanh nghiệp là hướng vào mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy trước khi tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp phải lựa chọn nguồn cung cấp máy bán hàng tự động. Hiện nay, có hai phương án: thứ nhất là lựa chọn máy nhập khẩu từ nước ngoài và thứ hai là lựa chọn máy sản xuất trong nước

Phương án thứ nhất: Nhập khẩu máy từ nước ngoài.

Phương án này có ưu điểm là theo kịp được sự phát triển của công nghệ tiên tiến trên thế giới, máy móc đảm bảo chất lượng và độ an toàn cao do các nước sản xuất đã có kinh nghiệm trong nhiều năm thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ bán hàng tự động. Nhược điểm của việc nhập khẩu là giá mua rất cao, tối thiểu là $700 và tối đa có thể lên tới hàng ngàn USD, rất tốn kém. Trong khi đó ta có thể thấy rằng thị trường Việt Nam với giá cả sức lao động phổ thông là rất thấp, chi phí mặt bằng đặt máy lại không phải là thấp (khoảng 25USD/m2/tháng), sức tiêu thụ còn chưa cao, thị trường của dịch vụ bán hàng tự động mới chỉ manh nha, non kém, chưa phát triển thì việc nhập máy bán hàng tự động để phục vụ bán các mặt hàng sinh hoạt trong nước là không khả thi so với bán hàng trực tiếp do doanh thu chưa thể bù đắp chi phí. Về lâu dài khi thị trường đã phát triển, đi vào guồng quay lớn thì việc nhập máy sẽ trở nên cần thiết hơn.

Nếu lựa chọn máy sản xuất trong nước thì có ưu điểm là giá sản phẩm thấp hơn nhiều. Cụ thể như phiên bản đầu tiên của máy bán hàng tự động M2T do nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội sản xuất và thử nghiệm sử dụng trên thực tế là 15.000.000 VNĐ. Chi phí cho phiên bản 2 là 41.000.000 VNĐ. Chi phí giảm thiểu rất nhiều nhưng cũng phải kể đến những hạn chế như máy mà chúng ta sản xuất do còn thiếu kinh nghiệm nên ít chức năng, công nghệ còn bị hạn chế, độ an toàn và chất lượng máy còn đang trong giai đoạn thủ nghiệm. Tuy nhiên, thị trường bán hàng tự động ở nước ta mới bắt đầu nhập cuộc, các mặt hàng còn đơn giản, chưa đa dạng, phong phú nên nhìn chung với những thành tựu hiện có của máy sản xuất trong nước là có thể chấp nhận được.

Trên đây là những phân tích khái quát về ưu nhược điểm của 2 phương thức cung cấp máy bán hàng tự động phục vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán hàng tự động. Nhưng dù lựa chọn hình thức nào thì điều quan trọng là chiếc máy đó phải đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của các cong ty kinh doanh máy bán hàng tự động, điều mà các doanh nghiệp cần chú ý nhất khi dự định mua một chiếc máy bán hàng tự động đó là khả năng chứa hàng bên trong của chiếc máy đó. Dù đó có là chiếc máy hiện đại nhất, với ưu thế nổi trội về hình thức, phương thức thanh toán vượt trội nhưng lượng hàng hóa cung cấp lại quá ít, không đủ để doanh thu bì đắp chi phí thì doanh nghiệp cũng không nên lực chọn. Ngược lại, nếu chiếc máy có thể trữ một lượng hàng rất lớn nhưng khả năng tiêu thụ được hàng của doanh nghiệp là không cao thì cũng nên cân nhắc lại, bởi như vậy sẽ rất lãng phí. Doanh nghiệp luôn phải ghi nhớ rằng cần chọn lựac chiếc máy phù hợp với mình nhất chứ không phải chiếc máy tốt nhất.

Một phần của tài liệu Triển vọng phát triển máy bán hàng tự động tại Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w