Phòng cháy, chữa cháy

Một phần của tài liệu phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 92 - 128)

- Ông/bà nhận định các loại phí mà doanhnghi ệp đang phải trả trong quá trình hoạt

2Phòng cháy, chữa cháy

(Nguồn: Kết quảđiều tra và tổng hợp tính toán của tác giả, 2014)

Kết quả khảo sát doanh nghiệp (bảng 4.32) cho thấy, số DNNN đánh giá về an ninh trật tự tại địa phương từ tốt đến rất tốt chiếm 78,79%, chỉ có 2,22% số doanh nghiệp cho rằng rất không tốt. Đối với công tác phòng cháy, chữa cháy số doanh nghiệp đánh giá từ không tốt đến rất không tốt chiếm tới 34,45%.

Từ kết quả nghiên cứu các DNNN tại địa phương kiến nghị chính quyền địa phương cần tiếp tục đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng công tác phòng cháy, chữa cháy.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nông nghiệp

4.3.1 Các yếu t bên ngoài

4.3.1.1 Môi trường pháp lý

Nhà nước đã hình thành được khung khổ pháp lý khá hoàn thiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước đã có những động thái quan tâm thiết thực, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp như ban hành các văn bản pháp luật: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài…Các văn bản luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận mặt bằng, tín dụng, các dịch vụ xúc tiến thương mại…Đối với các DNNN, các văn bản luật và dưới luật cũng được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý, trợ giúp phát triển DNNN. Trong số đó có Nghị định 210/2013/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định đã quy định các chính sách vềữu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như: ưu đãi về tài chính tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại, xuất khẩu, đào tạo, thông tin thị trường…Nghị định cũng đã chỉ rõ những biện pháp cụ thể như thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNN, xác định hệ thống các cơ quan hỗ trợ DNNN từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vẫn còn sự phân biệt đối xử trong quan hệ vay vốn, tiếp cận thông tin, tư vấn chính sách, quy định…Ngoài ra, môi trường tâm lý xã hội với loại hình DNNN còn nhiều hạn chế, địa vị của các DNNN chưa tương xứng với đóng góp của họ cho nền kinh tế.

Nằm trong nỗ lực chung của cả nước, tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai các Nghịđịnh của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNN. Các biện pháp phát triển DNNN gồm có tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, ưu đãi về lãi suất tín dụng, phí cung cấp các dịch vụ công; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh diễn ra nhanh chóng. Song song với đó là tạo hành lang pháp lý thông thoáng, công bố công khai các chính sách hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Mặc dù vậy, các chính sách vẫn tồn tại nhiều bất cập cần xem xét như ban hành pháp luật kinh tế, chính sách không kịp thời, thiếu đồng bộ và chưa ổn định, dẫn đến tính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 hấp dẫn của môi trường đầu tư thấp, gây nghi ngại cho nhà đầu tư. Hệ thống thông tin dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư còn hạn chế như thông tin thị trường, công nghệ…Những vướng mắc này chính là rào cản đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.

4.3.1.2 Đầu tư công và dịch vụ công của địa phương

a. Đầu tư công

Đầu tư công mà ở đây là đầu tư vào cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng đã được ưu tiên đầu tư nhưng chưa thực sự trở thành động lực giúp doanh nghiệp phát triển do hiệu quảđầu tư công thấp, chất lượng các công trình phục vụ hoạt động của nền kinh tế chưa cao, xuống cấp nhanh.

Cơ sở hạ tầng nông thôn đã từng bước được cải thiện, điều này có ảnh hưởng tích cực đến các DNNN hoạt động tại nông thôn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của các DNNN. Vì vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần phải tiếp tục đẩy mạnh chương trình nông thôn mới qua đó đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng nông thôn làm động lực cho các DNNN phát triển. b. Dịch vụ công

Dịch vụ công nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của các DNNN, từ thủ tục thành lập doanh nghiệp, đến cung cấp thông tin, tư vấn chính sách, quy định cho các doanh nghiệp. Hoạt động thành lập doanh nghiệp còn nhiều thủ tục, trình tự không hợp lý, chi phí cho các thủ tục này còn gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao, chưa giúp ích được nhiều cho doanh nghiệp. Điều kiện tiếp cận thông tin còn chưa bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Các quy định pháp lý chưa được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ các doanh nghiệp.

Hoạt động xúc tiến thương mai hiệu quả không cao, chưa làm chỗ dựa để DNNN đưa sản phẩm ra thị trường trong nước cũng như quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là trình độ của cán bộ chuyên trách thấp, các thủ tục còn phức tạp, chi phí tham gia quá cao do đó chưa thu hút được các DNNN tham gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu do đó sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các DNNN tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung đang bị thua ngay trên sân nhà do không đủ tiềm lực và không có chiến lược chiếm lĩnh thị trường.

Để bảo vệ nền kinh tế trong nước, các quốc gia thường lập nên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở hàng hóa nước ta thâm nhập; các doanh nghiệp Việt Nam thường dựa vào lợi thế lao động và điều kiện tự nhiên thuận lợi làm lợi thế cạnh tranh do đó rất dễ vướng vào các hàng rào này.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DNNN Hải Dương hiện nay đã từng bước vươn ra thị trường thế giới do đó biến động giá cả hay thị yếu của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến kết quả SXKD của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có nhiều DNNN có nguồn cung cấp đầu vào từ nước ngoài nên khi có biến động giá cả thường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, khâu tiêu thụ đang đặt ra những yêu cầu cấp bách như thành lập các chợ nông sản đầu mối để doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên với tiềm lực của doanh nghiệp thì không thể thực hiện được do đó cần có sự giúp sức của chính quyền địa phương. Vì vậy trong thời gian tới các cơ quan hữu quan tại địa phương cần có nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này. Sau đây là đề xuất của một chủ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp:

Hộp 4.1 Đề xuất thành lập các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản

“Đối với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, do đặc thù hàng hóa tươi sống, rất cần phải tiêu thụ nhanh nhưng hiện nay còn thiếu những chợđầu mối tập trung để doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm vì vậy chúng tôi đề xuất chính quyền địa phương cần thành lập các chợđầu mối nông sản vừa để doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm vừa để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các đối tác tiềm năng.”

(Nguồn:Phỏng vấn ông Trần Văn Hoan, giám đốc công ty cổ phần AGN, lúc

9h30, ngày 06/12/2014, tại công ty cổ phần AGN, phường Chí Linh, thị xã Chí

Linh, Hải Dương)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

4.3.2.1 Vốn

Qua quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy quy mô vốn của các DNNN nhỏ, chủ yếu dựa vào mức vốn tự có và vốn từ thị trường không chính thức. Do quy mô của các DNNN trên địa bàn tỉnh ở mức nhỏ và vừa, nên nguồn vốn chủ yếu vay từ thân nhân, bạn bè và các nguồn vốn tư nhân khác.

Việc tiếp cận các nguồn vốn của DNNN còn gặp rất nhiều khó khăn. Thủ tục hành chính phức tạp và sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và DNNN vẫn là những rào cản cơ bản đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Nhiều DNNN cho rằng các tổ chức tín dụng đã tạo ra những thủ tục hành chính phức tạp, không cần thiết làm rào cản cho những DNNN, chẳng hạn, DNNN đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn phải có các giấy tờ xác nhận về tính hợp pháp, xác thực của mảnh đất được đem làm tài sản thế chấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, năng lực và trình độ của cán bộ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nên các ngân hàng thường chỉ lựa chọn hình thức thế chấp tài sản mà đặc biệt là đất đai để đảm bảo an toàn nguồn vốn chứ chưa đạt được ý nghĩa ngân hàng là nhà đầu tư thực thụ.

Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước với các DNNN cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các DNNN, đặc biệt là trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có thể đã đánh giá mức độ an toàn cao hơn khi cho doanh nghiệp nhà nước vay vốn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thẩm định các dự án tín dụng cũng thường có sự thiên lệch về hai loại hình doanh nghiệp này.

Khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng nước ngoài còn chưa phổ biến. Nguyên nhân là do các ngân hàng này chưa chú trọng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Về mức vốn vay, nhiều DNNN cho rằng mức cho vay của các ngân hàng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó, thời gian cho vay vốn chủ yếu là vay ngắn hạn và trung hạn. Các dự án đầu tư dài hạn thường kèm theo tính rủi ro cao cho các ngân hàng nên hình thức này ít được chú trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

Bảng 4.33 Những khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi vay tiền từ các tổ chức tín dụng

TT Chỉ tiêu Số lượng (n=90) Tỷ lệ (%)

1 Thủ tục hành chính 57 63,33

2 Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp 62 68,89

3 Điều kiện cho vay quá chặt chẽ 48 53,33

4 Lãi vay quá cao 73 81,11

5 DN không đủ tài sản thế chấp 56 62,23

(Nguồn: Kết quảđiều tra và tổng hợp tính toán của tác giả, 2014)

Theo số liệu từ bảng 4.33, số ý kiến cho rằng lãi vay quá cao (81,11%) đang là nguyên nhân dẫn đến các DNNN không vay được vốn, trở ngại tiếp theo là phân biệt đối xử giữa các DNNN với các loại hình doanh nghiệp khác (68,89%). Bên cạnh đó, thủ tục hành chính rườm rà (63,33%) và mất nhiều chi phí bôi trơn cũng đang cản trở các DNNN tiếp cận các nguồn vốn. Có 53,33% số doanh nghiệp được phỏng vấn đánh giá điều kiện cho vay chặt chẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không vay được vốn. Đa phần các tổ chức tín dụng đều yêu cầu doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh rõ ràng mới cho vay, nhưng với các DNNN chủ yếu là vừa và nhỏ sẽ khó xây dựng được chiến lược trong trung và dài hạn.

Nhằm mục đích hỗ trợ các DNNN phát triển, chính quyền địa phương đã thành lập các Quỹ tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên hoạt động của các quỹ này hiện nay vẫn chưa thật sự hiệu quả, dưới đây là ý kiến của một chủ DNTN về phát huy vai trò của các quỹ này.

Hộp 4.2 Phát huy vai trò của các quỹ tín dụng ưu đãi

“Doanh nghiệp chúng tôi có quy mô vốn nhỏ, rất mong được vay vốn từ các nguồn ưu đãi của chính quyền địa phương; hiện nay chúng tôi đã nhận được thông tin về các quỹ tín dụng ưu đãi dành cho phát triển doanh nghiệp nhưng việc vay vốn từ các tổ chức này còn rất hạn chế. Đề nghị các cơ quan chức năng trong thời gian tới cần có nhiều giải pháp hữu hiệu hơn để nguồn vốn này đến được với chúng tôi.”

(Nguồn: Phỏng vấn ông Đỗ Văn Duy, giám đốc DNTN An Vinh Thái, lúc 9h30,

ngày 08/12/2014, tại DNTN An Vinh Thái, khu đô thị Việt Tiên Sơn, phường Sao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

4.3.2.2 Đất đai

Mặt bằng sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng mà bất kỳ một DNNN nào khi muốn gia nhập thị trường đều phải giải quyết. Trong suốt quá trình hoạt động thì nhu cầu về mặt bằng cũng luôn là yêu cầu mà các DNNN phải tính tới.

Theo kết quả điều tra khảo sát các DNNN trên địa bàn, đa phần đều có những vướng mắc liên quan đến vấn đềđất đai. Trong số các doanh nghiệp điều tra, có tới 58,89% các doanh nghiệp được hỏi cho rằng diện tích đất hiện nay của doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Việc khó khăn trong mặt bằng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng quy mô SXKD của doanh nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu vẫn là thủ tục về thuê đất vẫn còn nhiều phức tạp cản trở doanh nghiệp tiếp cận với mặt bằng SXKD. Hộp 4.3 là kiến nghị của một chủ doanh nghiệp về vấn đề này:

Hộp 4.3 Đơn giản hóa thủ tục tiếp cận đất đai

“Các cơ quan hữu quan đã có nhiều cải cách hành chính liên quan đến thủ tục thuê đất, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy còn khá nhiều bất cập và chi phí phát sinh thường khá lớn. Đề nghị chính quyền nên tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với mặt bằng sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô cũng là giúp giải quyết thêm việc làm cho lao động địa phương.”

(Nguồn: Phỏng vấn ông Phạm Công Tuấn, giám đốc công ty TNHH An Phú, lúc

10h, ngày 12/12/2014, tại công ty TNHH An Phú, phố Chương Dương, phường

Trần Phú, thành phố Hải Dương, Hải Dương.)

4.3.2.3 Công nghệ

Các DNNN trên địa bàn tỉnh có máy móc thiết bị cũ, công nghệ sản xuất lạc hậu, việc đổi mới mẫu mã, chất lượng hàng hóa không theo kịp thị hiếu và nhu cầu của thị trường, khả năng cạnh tranh thấp. Kết quảđiều tra cho thấy, hệ thống máy móc thiết bị của các DNNN ở Hải Dương lạc hậu từ 10 - 15 năm so với các nước trong khu vực và sơ với các nước tiên tiến là 20 - 25 năm. Tỷ lệđổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm chỉđạt ở mức 5%. Tình trạng công nghệ máy móc lạc hậu làm chi phí tiêu hao vật tư nhiều gấp 1,5 lần so với mức trung bình của cả nước, năng suất lao động thấp làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến năng lực cạnh tranh bị hạn chế. Hộp 4.4 là kiến nghị về hỗ trợđổi mới công nghệ của một chủ doanh nghiệp.

Hộp 4.4 Hỗ trợ đổi mới công nghệ

“Sau nhiều năm sử dụng, dây chuyền máy móc của công ty tôi đã xuống cấp và có nhu cầu thay thếđể tăng hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng khó khăn hiện nay là vốn và thông tin về công nghệ. Tôi kiến nghị chính quyền địa phương cần phải sử dụng quỹ tín dụng ưu đãi cho vấn đềđổi mới công nghệ nhiều hơn, bên

Một phần của tài liệu phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 92 - 128)