Chăm sóc nuôi dưỡng: 1 Chăm sóc dê con:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHĂN NUÔI DÊ (Trang 27 - 29)

1. Chăm sóc dê con:

Từ 11 ngày tuổi bắt đầu tập cho dê ăn những thức ăn dễ tiêu như chuối chín, bột bắp, bột đậu nành xay, đặc biệt là các loại lá non khô sạch. Từ 30-45 ngày nên tập cho dê ăn thức ăn tinh 30-35 gr/ngày. Đặc biệt phải đầy đủ nước sạch cho dê. Những dê còi cọc, suy dinh dưỡng cho thêm premix khoáng, sinh tố.Trong thời gian theo mẹ dê con thường hay mắc bệnh về đường hô hấp do lạnh nên phải lót ổ giữ ấm cho chúng bằng rơm khô hoặc là chuối khô. Đặc biệt trong giai đoạn này dê dễ mắc bệnh viêm loét miệng, bệnh này truyền nhiễm và lây lang rất nhanh. Khi phát hiện bệnh phải cách ly kịp thời vì bệnh do virus gây nên, kháng sinh không có hiệu lực. Điều trị bệnh này bằng cách dùng cồn Iốt 10% rửa sạch vết loét rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh, thuốc Oxytetracylin có tác dụng điều trị khi bệnh

xuất hiện.

2. Chăm sóc dê hậu bị:

Cần chọn lọc những dê cái, dê đực sinh trưởng phát dục tốt, có ngoại hình đẹp sau cai sữa để chuyển sang nuôi hậu bị. Nuôi dê hậu bị theo khẩu phần qui định hợp lý để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cơ thể để tránh quá gầy hoặc quá mập. Cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh 2-5kg/ngày, phần còn lại nên bổ sung phụ phẩm nông nghiệp.Cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê, cho dê vận động 3-4 giờ/ngày. Hàng ngày vệ sinh khô sạch nền chuồng, sàn chuồng, sân chơi, máng ăn,

máng uống. Riêng dê đực con để làm giống cần chăm sóc riêng sau 3 tháng nuôi và chỉ cho giao phối khi đạt 11-12 tháng tuổi.

3. Chăm sóc dê cái sinh sản:

Thời gian mang thai của dê trung bình là 150 ngày (biến động từ 145-157 ngày) vì vậy phải chuẩn bị đỡ đẻ cho dê trước khi đẻ khoảng 15 ngày.Khi dê có thai nhu cầu dinh dưỡng tăng dần, đặc biệt ở 2 tháng cuối vì vậy cần cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn để dê nuôi thai tốt và nhiều sữa sau khi

sinh.Đối với dê sữa thì tuổi thai càng lớn càng giảm lượng khai thác sữa để bào thai phát triển tốt và tránh được sản lượng sữa giảm ở chu kỳ sau.

* Chú ý: cho dê cạn sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần vắt sữa trong ngày, sau 3 ngày thì cắt hẳn để tránh dê bị viêm vú.Đối với dê chửa lần đầu hằng ngày cần xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyết sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này.Đối

trùng chuồng trại khô, sạch, ấm và yên tĩnh.

Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở dê có năng suất sữa cao để tránh viêm vú, sốt sữa.Khi dê có những biểu hiện như: khó chịu, đi đái liên tục, bầu vú và âm hộ sưng đỏ, bụng , bầu vú căng, âm hộ có dịch đặc chảy thành dòng và xuất hiện bọc nước ối là dê sắp đẻ. Thường dê đẻ từ 1-4 giờ tùy số lượng thai và vị trí thai. Sau khi đẻ hết con khoảng 30 phút đến 4 giờ thì nhau ra, không để dê mẹ ăn nhau, trường hợp dê đẻ sau 4 giờ mà nhau không ra thì mời bác sĩ thú y đến can thiệp.

4. Chăm sóc dê đực giống:

Dê đực giống được nuôi nhốt tách riêng khỏi dê cái đang vắt để vừa tạo thêm tính hăng cho nó vừa tránh mùi hôi hấp thụ vào sữa. Thông thường cho dê đực nặng 50 kg ăn 4 kg cỏ xanh, 1,5 kg lá cây giàu protein, 0,4 kg thức ăn tinh. Nếu muốn phối giống 3 lần/ngày cho ăn thêm 0,3 kg giá hoặc 1-2 quả trứng gà. Nên bổ sung đủ khoáng đa, vi lượng và cho dê vận động

thường xuyên.Có sổ theo dõi hiệu quả phối giống của từng con đực để tránh đồng huyết, khi dê phối giống đạt dưới 60% và tuổi quá 6 năm thì nên loại thải chúng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHĂN NUÔI DÊ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w