II. Tính chất của vải 1 Tính chất hình học.
4. Tính chất nhiệt học của vải.
Các loại vải đợc dùng vào mục đích bảo vệ con ngời khỏi tác dụng của nhiệt độ và yếu tố khác. Ngoài ra còn dùng vải để tạo sản phẩm dùng ở môi trờng nhiệt độ cao ( luyện kim, cứu hoả...).
Tính chất nhiệt của vải đợc thể hiện qua tính dẫn nhiệt, tính chống nhiệt. Mỗi loại vải có tính chất nhiệt học khác nhau nó phụ thuộc vào chất liệu, độ dày mỏng và màu sắc vải
Các loại vải có khả năng chịu tác dụng của nhiệt độ ở nhiều mức độ khác nhau có loại vải chịu đợc nhiệt độ không lớn trong thời gian dài, có loại vải chịu đợc nhiệt độ cao trong thời gian ngắn. Độ chống nhiệt của vật liệu dệt đợc đặc trng bằng nhiệt độ cực đại, cao hơn nhiệt đó sẽ làm cho tính chất của vải bị xấu đi ( vải bị dòn, tính bền cơ học giảm, màu sắc bị biến ).
Khi nhiệt độ tác dụng lên vải đợc nâng cao sẽ làm giảm độ ẩm ban đầu và độ bền của vải . Trong quá trình sử dụng các loại sản phẩm thời gian bị là trực tiếp 30 giây, độ bền của sản phẩm không hề bị giảm khi nhiệt độ là không vợt quá giới hạn cho phép của từng loại vải nh:
Vải bông và len không quá 180 - 220 0 C. Vải vitscô không quá 160 - 180 0 C.
Vải tơ không quá 160 0 C Vải axetat không quá 140 0C.
Các loại vải mỏng tổng hợp không quá 90 0C - 130 0C.
Độ chống lửa:
Độ chống lửa của vải đợc thể hiện bằng khả năng chịu đựng của vải trớc tác dụng trực tiếp của ngọn lửa. Tuỳ theo khả năng chịu đựng đối với lửa ngời ta chia vải thành ba nhóm.
- Nhóm vải không cháy bao gồm các loại vải thuỷ tinh, vải kim loại, vải Amiăng. - Nhóm vải khó cháy là những loại vải khi tiếp xúc với lửa thì cháy đa ra khỏi lửa thì tắt gồm các loại vải nh vải len, vải polyamit, vải polyeste.
- Nhóm vải dễ cháy là những loại vải khi tiếp xúc với lửa nó cháy ngay , khi đa ra khỏi ngọn lửa nó vẫn còn cháy tiếp.. Vải loại này gồm vải bông, vải vitxco, vải tơ sợi libe...