Qua các công thức ở trên, ta thấy rõ, để có thể tính được P hay I, có một đại lượng vô cùng quan trọng mà ta phải biết trước, đó chính là diện tíc bộ mẫu. Việc tính diện tích bộ mẫu là công việc khá phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tính tỉ mỉ của cán bộ thiết kế. Người ta có nhiều cách để tính diện tích bộ mẫu như sau :
IV.1. Phương pháp đo bằng máy đo diện tích :
Sử dụng máy rà quét trên bề mặt các chi tiết để tính diện tích của từng chi tiết rồi cộng tổng diện tích các chi tiết lại để có được diện tích bộ mẫu. Phương pháp này ta ít áp dụng vì hầu hết các xí nghiệp chưa có điều kiện trang bị máy
IV.2. Phương pháp đo diện tích bằng các tính toán hình học :
Tính diện tích sử dụng của các chi tiết trên mặt phẳng bằng cách chia mẫu ra nhiều hình nhỏ, áp dụng các công thức tính hình học để tính. Sau đó cộng diện tích toàn bộ bộ mẫu để có tổng diện tích sử dụng. Phương pháp này phức tạp và sai số cho phép thường từ 1,5- 3% .
IV.3. Phương pháp cân tính khối lượng suy ra diện tích của bộ mẫu :
Tỉ lệ khối lượng các chi tiết với khối lượng bộ mẫu củng bằng tỉ lệ giữa diện tích các chi tiết với diện tích bộ mẫu
M1 S1 S1M2 = => S2 =
M2 S2 M1
Trong đó :
M1 : khối lượng của 1 chi tiết nào đó M2 : khối lượng của bộ mẫu
S1 : diện tích chi tiết đã được đem cân S2 : diện tích bộ mẫu
Điều kiện thực hiện phương pháp này : khối lượng riêng của bìa cứng sai biệt không đáng kể và cân đươc chọn phải có độ chính xác cao.