Kể từ khi Bitcoin ra đời năm 2008 cho đến nay, có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều về bản chất Bitcoin và việc sử dụng nó như một phương tiện thanh toán mới. Rất nhiều nhà kinh tế học coi Bitcoin là tiền, tiền ảo, tiền điện tử.Khi 47[] "How to accept Bitcoin, for small businesses" http://En.Bitcoin.it
“đồng tiền ảo Bitcoin” được xuất hiện và được biết đến nhiều hơn, nhiều người bắt đầu hứng thú và tìm hiểu sâu thì lại cho nó giống như một loại hàng hóa. Vậy bản chất Bitcoin có được coi là tiền hay chỉ là một loại hàng hóa đem ra trao đổi trong thanh toán?
1.2.1. Tiền, bản chất và chức năng của tiền.
1.2.1.1. Khái niệm tiền tệ là gì?
Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Suy cho cùng, về bản chất, tiền tệ là vật ngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ. Khi nghiên cứu về tiền tệ, Frederic S.Mishkin – Trường Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng “tiền hoặc lượng tiền cung ứng được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ. Tiền được gắn với những thay đổi trong các biến số kinh tế. Những biến số này tác động đến tất cả chúng ta và chúng là quan trọng đối với sức khỏe nền kinh tế”[48]
Mặt khác, trong giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng viết : “Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản”[49]
Tuy nhiên, để có một định nghĩa chính xác về tiền tệ là điều không đơn giản. Giáo sư Milton Spercer – Trường Đại học quản lý kinh doanh Mỹ cũng thừa nhận rằng: “Nếu bạn cho rằng, bạn hiểu một cách chính xác tiền tệ là gì thì bạn còn giỏi hơn nhiều nhà kinh tế”[50]
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế hàng hóa phát triển cao độ và trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, thì câu trả lời cho tiền tệ vẫn là điều bí ẩn. Trong khi các quan niệm cổ điển cho rằng, tiền tệ là vàng, bạc hoặc các tờ giấy bạc ngân hàng, thì các nhà kinh tế học hiện đại còn cho rằng: kỳ phiếu, hối phiếu, séc… cũng là tiền tệ. Giáo sư, tiến sĩ người Anh A.C.L.DAY đã kết luận:”Từ những thập kỷ đầu tiền của thế kỷ này, nhiều dạng tiền tệ đã là 48[] “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets” – Frederic S.Mishkin (Third Edition – New York 1992). Trích bản dịch “Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” của Nguyễn Quan Cư, PTS.Nguyễn Đực Dỵ (2001,Trang 27)
49[] Trích Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Trang 219) 50[] Trích cuốn” Kinh tế học hiện đại” Phần III
những hình thái của tài sản thực sự, chủ yếu là vàng và bạc. Nhưng thời kỳ đó đã qua rồi và toàn bộ tiền tệ đang sử dụng trong các nền kinh tế hiện đại đều là những trái quyền”[51]
Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ... Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán, tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có hai bậc.
1.2.1.2. Bản chất và chức năng của tiền
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C.Mác tiền tệ có 5 chức năng[52]
Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:
51[] Trích cuốn Kinh tế tiền tệ, trang 10, LICOSAXUBA Hà Nội, biên dịch 1989
+ Giá trị hàng hoá. + Giá trị của tiền.
+ Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá.
Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen.
Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia.
Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá có quan hệ mật thiết với nhau.Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.2.2. Bản chất của hàng hóa
1.2.2.1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị.Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được.Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được.
Trong mỗi hình thái kinh tế- xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng hàng hóa đều có hai thuộc tính[53]:
Giá trị sử dụng Giá trị hàng hóa
Hai thuộc tính này của hàng hóa không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong hàng hóa mà là do lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt, vừa có tính trừu tượng (lao động trừu tượng) vừa có tính cụ thể (lao động cụ thể). Có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa.
Đây chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.Trong đó, giá trị là nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hóa với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa.Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.Như vậy, hàng hóa là sự thống nhất của ai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Đối với người sản xuất hàng hóa, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó.Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó.Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính
Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa.
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ: 53[]Trích giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Trang 190-193)
• Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất nhưng với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là sự kết tinh của lao động.
• Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa, do đó giá cả là hình thức biểu hiện đồng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa do các yếu tố sau đây quyết định:
Chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa
Khi mức độ chi phí để làm ra một mặt hàng mà cao thì tất nhiên sản phẩm đó đem ra thị trường để bán thì mức giá cho mặt hàng đó sẽ cao và ngược lại mức giá sẽ thấp.Hay mức chi phí để làm ra một sản phẩm sẽ tỉ lệ thuận với mức giá cả của mặt hàng đó. Tuy nhiên việc sản xuất ra quá nhiều mà người tiêu dùng thì ít thì điều tất nhiên là giá cả của hàng hóa đó sẽ giảm cho dù chi phí để sản xuất ra mặt hàng đó có cao tới mấy… Điều này là hợp lý do cung lớn hơn cầu.
Giá trị của hàng hóa
Giá trị hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa, giá trị hàng hóa thông qua giá trị trao đổi mà giá trị trao đổi được thể hiện qua giá cả hàng hóa qua buôn bán.Cụ thể hơn là khi giá trị của hàng hóa được đẩy lên cao, người tiêu dùng ưa chuộng thì giá cả của nó cũng sẽ tăng cao và ngược lại.
Tiền tệ, giá của đồng USD:
Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khác nhau; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số