Định nghĩa và phân loạ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nhiên liệu sinh học nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai (Trang 25 - 27)

IV. NHIÊN LIỆU SINH HỌC (BIOFUEL ) CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG

1. Định nghĩa và phân loạ

Nhiên liệu sinh học (biofuel) là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ sinh khối - có thể là từ các sinh vật sống hoặc sản phẩm phụ từ quá trình chuyển hóa của chúng (ví dụ như phân gia súc). Chúng thuộc loại năng lượng tái tạo (hoàn nguyên) hoàn toàn khác với các loại năng lượng khác như hóa thạch, hạt nhân.

Biofuel có đặc điểm là khi bị đốt cháy sẽ giải phóng ra năng lượng hóa học tiềm ẩn trong nó. Nghiên cứu tìm ra các phương pháp hiệu quả hơn để biến đổi các vật liệu nguồn gốc sinh học thành điện năng thông qua pin nhiên liệu đang là lĩnh vực hết sức khả quan hiện nay.

Theo bảng phân loại của Wikipedia, biofuel được chia thành ba loại: - Dạng rắn (sinh khối rắn dễ cháy): củi, gỗ và than bùn.

- Dạng lỏng : Các chế phẩm dạng lỏng nhận được trong quá trình chế biến vật liệu nguồn gốc sinh học như:

+ Bioalcohol - các loại rượu nguồn gốc sinh học, ví dụ: bioetanol từ đường mía, ngô đang được sử dụng làm nhiên liệu hoặc phụ gia pha xăng tại Braxin, Mỹ và một vài nước khác; biometanol (hiện đang được sản xuất chủ yếu từ khí tự nhiên, song có thể đi từ sinh khối).

+Dầu mỡ các loại nguồn gốc sinh học, đã được sử dụng làm nhiên liệu chạy động cơ diezel. Ví dụ: Dầu thực vật sử dụng trực tiếp (SVO) làm nhiên liệu; Biodiezel (diezel sinh học) - sản phẩm chuyển hóa este từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật; Phenol và các loại dung môi, dầu nhựa thu được trong quá trình nhiệt phân gỗ, v.v…

- Dạng khí: Các loại khí nguồn gốc sinh học cũng đã được sử dụng và ngày càng phổ biến như: Metan thu được từ quá trình phân hủy tự nhiên các loại phân, chất thải nông nghiệp hoặc rác thải - biogas; Hyđrô

thu được nhờ cracking hyđrocacbon, khí hóa các hợp chất chứa cacbon (kể cả sinh khối) hoặc phân ly nước bằng dòng điện hay thông qua quá trình quang hóa dưới tác dụng của một số vi sinh vật;Các sản phẩm khí

khác từ quá trình nhiệt phân và khí hóa sinh khối (các loại khí cháy thu được trong quá trình nhiệt phân gỗ).

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nhiên liệu sinh học nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)