hình xã hội hóa giáo dục tốt cho các đơn vị học tập, vận dụng vào thực tiễn công tác.
Kết luận: Xã hội hóa giáo dục là một việc làm cần thiết cần đẩy mạnh hơn nữa, làm cho cuộc vận động này được tiến hành sâu rộng, xuyên suốt trong các hoạt động của nhà trường, nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất về tư tưởng trong các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân góp phần đưa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về xã hội hóa giáo dục đi vào cuộc sống xã hội. Thực tiễn đã chứng minh nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước, các Hội nghề nghiệp (như Hội khuyến học, Ban Đại diện cha mẹ học sinh,…) được củng cố và hoạt động tốt, sự đồng thuận của Ban ngành đoàn thể, cộng đồng dân cư thì nới đó có phong trào xã hội hóa giáo dục tốt. Xác định mục tiêu xã hội hoá giáo dục là xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; huy động nhân lực, vật lực, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cho giáo dục, huyện đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục nền nếp, văn minh trong và ngoài nhà trường thông qua quy chế, nội quy đối với thầy và trò, thông qua
các tổ chức Đoàn, Đội. Vài năm trở lại đây, hoạt động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể được ngành chú trọng, tranh thủ sự quan tâm của nhiều cấp, ngành tham gia quản lý con em học sinh ở gia đình và cộng đồng. Ngoài ra còn chỉ đạo các ấp, tổ tự quản, xây dựng các quy ước, hương ước và thực hiện tốt nội dung, tiêu chí giáo dục trong phong trào xây dựng làng xóm, ấp văn hoá. Các hoạt động vui chơi lành mạnh cho các em học sinh được duy trì.
Vai trò quản lý, chỉ đạo:
Xã hội hóa công tác giáo dục là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của Uỷ ban nhân dân xã, trong đó vai trò nồng cốt là của trường học. Nếu được thực hiện tốt, có hiệu quả sẽ tạo ra được động lực mới cho sự phát triển giáo dục nói chung và của từng trường học nói riêng.
Gắn nhà trường với đời sống cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và lợi ích của cộng đồng. Vì thế, đòi hỏi nhà trường, cán bộ quản lý phải suy nghĩ đề ra các giải pháp thực hiện từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình, xu thế phát triển với phương châm: Kiên trì, không ngại khó, sát thực tiễn và cả tính quyết đoán.
Người lãnh đạo, quản lý phải đặt công tác này ở vị trí xứng tầm hơn, tạo ra sự toàn tâm, toàn ý trong cộng đồng. Đầu tư để phát triển nhà trường, đạt được mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, các cuộc vận động lớn, đặc biệt là phải hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Về chuyên môn, sư phạm:
Nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn, quan điểm chỉ đạo về xã hội hóa giáo dục của các cấp ủy Đảng, từ đó định hướng công việc đúng đắn, tránh những sai sót hạn chế.
Nắm bắt tình hình thực tiễn, ước mơ của gia đình trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong tham gia cùng làm giáo dục (thông qua các lần họp cha mẹ học sinh, họp Hồi đồng giáo dục, các lễ hội của nhà trường). Lắng nghe ý kiến đóng góp về nhà trường để bổ sung điều chỉnh.
Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục ngay trên lớp học, phạm vi toàn trường, nâng cao hiệu quả công tác này qua từng năm.
Trên cơ sở những việc đã vận dụng tại đơn vị, hướng tới sẽ phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng thời nghiên cứu, bổ sung nhiều hình thức vận động xã hội hóa giáo dục. Đưa ra mọi hoạt động của nhà trường gần gũi với đời sống cộng đồng. Nâng cao hơn nữa nhận thức đối với mỗi người dân, mỗi gia đình, sao cho chuyện giáo dục là cần thiết, quan trọng trong đời sống của mọi người. Khi xã hội, cộng đồng nhận thức đầy đủ, đúng đắn sẽ chuyển đổi được những hành vi theo nhận thức đó.
Công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả cao hơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, xây dựng nhà trường thành trung tâm văn hóa của địa phương./.
Người viết