Tình hình chi ngân sách nhà nưóc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước (Trang 25 - 29)

Trong quá trình tổ chức thực hiện chi NSNN, các Bộ, co quan trung ương và địa phương cũng đã nghiêm túc chấp hành kiếm soát chặt chẽ đầu tư công và tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, tăng cường kiểm soát chi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách; đã thực hiện rà soát, sắp xếp lại đế điều chuyến khoảng 9.452 tỷ đồng vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ và xo số kiến thiết đế tập trung vốn đây nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011. số vốn cắt giảm nêu trên được điều chuyến cho các dự án hoàn thành, cấp bách cần đấy nhanh tiến độ. Nhờ việc cắt giảm, điều chuyển, số dự án hoàn thành trong năm 2011 tăng thêm 1.053 dự án. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương còn thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 là 3.857,7 tỷ đồng để chi cho lĩnh vục an sinh xã hội.

Số vượt thu ngân sách trung ương, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, tình hình thực tế năm 2011 và yêu cầu bố trí dự toán NSNN năm 2012, sau khi thưởng vượt thu, bù hụt thu cân đối do nguyên nhân khách quan (nếu có) và đầu tư trở lại cho NSĐP theo chế độ, tăng chi cho các nhiệm vụ đã xác định từ nguồn tăng thu viện trợ, Chính phủ trình Quốc hội tập trung sử dụng đế: (1) giảm bội chi NSNN, (2) tăng chi trả nợ, (3) chuyến nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012.

Số vượt thu ngân sách địa phương, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội, phần vượt thu tiền sử dụng đất (khoảng 13.500 tỷ đồng) địa phương sử dụng đế tăng Quỹ phát triển nhà đất và đầu tư phát triến các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng; phần vượt thu ngoài tiền sử dụng đất (khoảng 12.000 tỷ đồng), địa phương sử dụng 50% đế tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn lại sử dụng để đáp ứng các nhiệm vụ cấp thiết về phòng chống giảm nhẹ tác hại thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Trong điều hành, các địa phương chủ động tăng chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012, hạn chế chi ngay trong năm 2011 để góp phần kiềm chế lạm phát.

Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm 2011, kết hợp với dự kiến phân bố sử dụng nguồn dự phòng và nguồn vượt thu năm 2011 nêu trên, đánh giá tống chi NSNN năm 2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với dự toán, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2010. Ket quả cụ thể tại một số lĩnh vục chi chủ yếu như sau:

Chi đầu tư phát trien: Dự toán chi 152.000 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm, trên cơ sở

dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến bố sung từ nguồn dự phòng và nguồn vượt thu NSNN, đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với dự toán, tăng 9% so với thực hiện năm 2010, bằng 22% tống chi NSNN. số vượt chi so với dự toán được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2011- 2012, các dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bố sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực...

Tống hợp vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ, nguồn xố số kiến thiết và vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2011 ước 233.000 tỷ đồng, bằng 27,3% tổng chi NSNN, chiếm 9,3%GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa vốn đầu tư phát trien toàn xã hội năm 2011 đạt khoảng 34,5%GDP, góp phần tăng thêm năng lực mới cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc quản lý, điều hành chi đầu tư phát trien năm 2011 cũng còn tồn tại, trong đó vẫn còn những dự án tiến độ trien khai chậm so với yêu cầu nhiệm vụ; bố trí vốn

cho các dự án chưa đủ thủ tục; phân bố vốn không đúng với cơ cấu, chương trình hỗ trợ được giao; một số cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương còn chần chừ, thiếu kiên quyết trong cắt giảm đầu tư công, khởi công dự án mới trái quy định...

Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 86.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.000 tỷ đồng,

tăng 17,4% so với dự toán, tăng 25,9% so với thực hiện năm 2010 đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ đã cam kết và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của nhà nước.

Số chi vượt dự toán (15.000 tỷ đồng) nhằm đảm bảo tăng chi trả nợ ngoài nước do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tăng trả nợ gốc đối với các khoản vay ngắn hạn đế giảm áp lực bố trí trả nợ các năm sau.

Chi thường xuyên (bao gồm cả chi cải cách tiền lưong): Dự toán chi 469.100 tỷ

đồng. Trên cơ sở phân bố sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí đầu năm và dự kiến bố sung thêm từ nguồn vượt thu NSNN năm 2011 cho chi thường xuyên, chủ yếu đế khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và bảo đảm an sinh xã hội; ước thực hiện chi ngân sách cho lĩnh vực này cả năm đạt 491.500 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán, tăng 17,5% so với năm 2010.

Trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã tập trung kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội và xác định đây là mặt công tác trọng tâm trong năm 2011. Bên cạnh việc đảm bảo chi cho những chính sách đã được bố trí dự toán đầu năm[6} và thực hiện chi trả tiền lương, lương hưu và trợ cấp xã hội theo mức tiền lương tối thiếu mới 830.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2011 theo đúng kế hoạch, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách mới, như: trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; nâng mức cho học sinh sinh viên vay từ mức 900.000 đồng/người/tháng lên 1.000.000 đồng/ người/tháng...

Bội chi NSNN năm 2011 Quốc hội quyết định là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Ước cả năm, trên cơ sở đánh giá kết quả thu, chi và dự kiến sử dụng tăng thu NSNN báo cáo trên, giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống 4,9%GDP. số bội chi tuyệt đổi là 111.500 tỷ đồng, giảm 9.100 tỷ đồng so với Quốc hội quyết định.

Đến hết năm 2011, dư nợ công bằng 54,6%GDP, dư nợ Chính phủ 43,6%GDP và dư nợ quốc gia 41,5%GDP, nằm trong giới hạn an toàn an ninh tài chính quốc gia.

KẾT LUẬN

Thu và chi là hai bộ phận cấu thành nên ngân sách nhà nước. Việc thực hiện thu và chi có hiệu quả hay không ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua thực trạng thu, chi ngân sách nhà nước của nước ta trong thời gian qua, ta thấy còn rõ nhưng ưu điếm và hạn chế chủ yếu sau:

Những ưu điểm nổi bật của thu, chi ngân sách nhà nước ta trong thời gian qua là:

Nen kinh tế nước ta chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, chúng ta đã sớm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ngăn chặn thành công đà suy giảm kinh tế, thực hiện có kết quả nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xà hội đã đặt ra.

Việc ban hành kịp thời, tưong đối đồng bộ và tổ chức triển khai thực hiện tích cực các giải pháp kích thích kinh tế sử dụng nguồn từ Ngân sách nhà nước đã góp phần giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất - kinh doanh, tạo chuyển biến tích cực trong nền kinh tế.

Nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được coi trọng, góp phần ổn định đời sống nhân dân và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự' xã hội.

Bên cạnh nhừng kết quả đạt được nêu trên, việc điều hành Ngân sách nhà nước những năm qua năm bộc lộ nhũng hạn chế như: chất lượng công tác dự báo chưa cao; việc triển khai đồng thời chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm gia tăng áp lực lạm phát; mức dư nợ Chính phủ và dư nợ Quốc gia tăng nhanh (tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn). Đây sẽ là áp lực cho cân đối Ngân sách nhà nước nhừng năm tới

và gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, nhằm tránh nguy cơ tái lạm phát.

Bài đề án môn học tập trung vào việc hệ thống hóa lý thuyết về vấn đề thu, chi ngân sách nhà nuớc và cùng với đó là đua ra thực trạng của việc thu, chi ngân sách nhà nước Việt nam trong giai đọan hiện nay. vấn đề cân đối thu chi sao cho hợp lý là vấn đề nan giải không chỉ của một nước mà là của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt nam là một nước nhỏ, đang trong quá trình phát triển kinh tế nên việc chi tiêu nhiều cho công cuộc xây dụng đất nước và đảm bảo công bằng xã hội là điều tất yếu. Tuy nhiên, với số lượng thu còn hạn hẹp, Chính phủ và các ban ngành cần có những chiến lược cụ thể đối với từng khoản thu cũng như chi tiêu nhằm đảm bảo tính ốn định xã hội và phát trien kinh tế quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ- PSG.TS. Nguyễn Hữu Tài- Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân 2007

Giáo trình quản lý tài chính công - TS. Phạm Văn Khoan chủ biên nhà xuất bản thống kê 2007

Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam so 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 về ngân sách nhà nước.

Cống thông tin điện tử Bộ tài chính http://www.mof. gov. vn về tình hình thực hiện kế hoạch phát trien kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009, 2010,2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước (Trang 25 - 29)