Thành phần loài thực vật nổi:

Một phần của tài liệu sự biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong hệ thống nuôi cá tra thâm canh (Trang 26 - 33)

b. Phương pháp tính toán và sử lí số liệu:

4.4.1 Thành phần loài thực vật nổi:

Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi trong ao thải khá phong phú dao động 24 – 27 loài qua 3 đợt khảo sát, không có xu hướng giảm qua các đợt thu. Kết quả định tính được trình bày qua (hình 4.6).

Ao thải 30 25 20 15 10 5 0 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

Khuê Lục Mắt Lam Giáp Tổng

Hình 4.6: Thành phần loài thực vật nổi trong ao thải

Qua Hình 4.6 cho thấy thành phần giống loài thực vật nổi dao động 26 – 27 loài ít hơn ao nuôi (29 – 31 loài). Nước trong ao nuôi được thay định kỳ và lượng nước thải ra được trữ trong ao thải trước khi thải ra môi trường ngoài cho nên thành phần loài thực vật nổi trong ao thải chịu ảnh hưởng chính từ ao nuôi, vì vậy phần lớn thành phần loài trong ao thải được tìm thấy trong ao nuôi.

Biến động thành phần giống loài ở ao thải đầu vụ 26 loài giảm ở giữa vụ 24 loài tăng trở lại ở cuối vụ (27 loài). Tảo Lục khuynh hướng tăng dần từ đầu vụ 12 loài đến cuối vụ 15 loài. Ngược lại, tảo Khuê giảm dần từ đầu vụ 7 loài đến cuối vụ 4 loài. Tảo Mắt cũng có khuynh hướng giảm ở cuối vụ nhưng tảo Lam không có khuynh hướng giảm. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Ở ao nuôi, tảo Lục và tảo Mắt phát triển mạnh nhưng ở ao thải ngoài tảo Lục và tảo Mắt thì tảo Lam cũng là ngành phát triển mạnh qua 3 đợt thu mẫu cho thấy ao thải cũng giàu dinh dưỡng. Thành phần giống loài ở ao thải tương đối phong phú do ao thải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ao nuôi (ao nuôi có thành phần loài

27 12,000,000 10,000,000 Đầu vụ 8,000,000 6,000,000 4,000,000 2,000,000 - 1.1.3 1.2.3 1.3.3

Lục Khuê Mắt Lam Giáp Tổng

12,000,000 10,000,000 Giữa vụ 8,000,000 6,000,000 4,000,000 2,000,000 - 1.1.3 1.2.3 1.3.3

Lục Khuê Mắt Lam Giáp Tổng

12,000,000 10,000,000 Cuối vụ 8,000,000 6,000,000 4,000,000 2,000,000 - 1.1.3 1.2.3 1.3.3

Lục Khuê Mắt Lam Giáp Tổng

Hình 4.7: Biến động số lượng thực vật nổi trong ao thải

Mật độ trung bình ở đầu vụ là 5,230,1300 ± 6,475,296 cá thể/l, giảm ở giữa vụ (955,741 ± 407,375 cá thể/l ) và tăng trở lại vào cuối vụ nuôi (3,800,741 ± 1,516,362 cá thể/l). Trong đó, ngành tảo Lục biến động qua các đợt thu mẫu và chiếm số lượng cao nhất trong các ngành qua các đợt thu, các ngành tảo còn lại biến động với số lượng thấp. Tuy nhiên, sự khác biệt về mật độ tảo của các ngành qua 3 đợt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).

Đầu vụ, ao thải có mật độ cao nhất là 12,684,500 cá thể/l do ảnh hưởng trực tiếp từ ao nuôi (thay nước). Số lượng thực vật nổi hai ao thải còn lại thấp dao động từ 999,222 - 2,006,667 cá thể /l do hai ao này chưa bị ảnh hưởng bởi nước thải từ ao nuôi.

Giữa vụ, số lượng thực vật nổi dao động từ (560.333 – 1.374.111 cá thể/l) giảm so với đầu vụ (999.222 – 12.648.500 cá thể/l). Mật độ tảo giữa vụ ở ao thải giảm do mật độ tảo trong ao nuôi thấp và bị hạn chế ánh sáng do ao thải có thả lục bình. Cuối vụ, số lượng thực vật nổi tăng dần trở lại dao động từ (2.678.500 – 5.527.778 cá thể/l) do hàm lượng dinh dưỡng và mật độ tảo từ ao nuôi cao, mật độ tảo cao nhất ở cuối vụ là 5,527,778 cá thể/l.

Nhìn chung sự biến động số lượng quần thể thực nổi ở ao thải phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng nước thải ra từ ao nuôi, chu kì phát triển của tảo… Người dân ởđây xử lí nước thải bằng cách trồng lục bình để hấp thu bớt hàm lượng dinh dưỡng (đạm, lân) trước khi đưa ra môi trường xung quanh hoặc cho nước chảy tràn sang các ruộng trồng trọt ( trồng mè).

Tóm lại:

Trong nuôi cá tra thâm canh hàm lượng dinh dưỡng thường cao. Theo kết quả phân tích cho thấy thành phần giống loài tảo tương đối phong phú và số lượng biến động nằm trong khoảng thích hợp.

Mặc dù thành phần các loài tảo phong phú ở 3 loại hình thủy vực: kênh cấp, ao nuôi, ao thải nhưng vẫn có xu hướng giảm từ đầu vụ đến giữa vụ nhưng vào cuối vụ nuôi đa số thành phần tảo có khuynh hướng tăng trở lại so với giữa vụ. Sự giãm này thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên mật độ tảo tăng dần vào cuối vụ, trong đó ngành tảo Lục là ngành tảo chủ yếu quyết định đến sự biến động tăng, giảm này. Kết quả khảo sát mật độ tảo ở kênh cấp rất thấp (biến đông từ nghèo đến dinh dưỡng trung bình) so với ao nuôi và ao thải (giàu dinh dưỡng).

29

5.1 Kết luận

PHẦN 5

KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT

Thành phần loài thực vật nổi:

Tổng số giống loài thu được trong hệ thống nuôi là 156 loài trong đó tảo lục chiếm nhiều nhất 72 loài (46,2%) kế là tảo khuê 50 loài (32,1%), tảo mắt 22 loài (14,1%), tảo lam 8 loài (5,1%), tảo giáp 4 loài (2,6%), mức độ phong phú giảm dần từ kênh cấp đến ao nuôi và thấp nhất là ao thải. Nhóm tảo lục luôn chiếm ưu thế ở hầu hết các thủy vực khảo sát.

Các loài tảo chiếm ưu thế là những loài tảo đặc trưng cho vùng tích lũy vật chất dinh dưỡng như: Melosira (tảo Khuê); Scenedesmus, chlorella (tảo Lục); Oscillatoria, Microcystis (tảo Lam); Euglena (tảo Mắt).

Tính đa dạng trong ao nuôi và ao thải thấp hơn ở kênh cấp.

Tảo lục là ngành chiếm ưu thế ở 3 dạng hình thủy vực và qua 3 đợt thu mẫu.

Sốlượng thục vật nổi:

Ở kênh cấp: số lượng thực vật nổi kênh cấp thấp dao động 48.000 – 2.000.000 cá thể/l và trung bình tăng dần từ đợt 1 (612,374 cá thể/l) đến đợt 3 (887.251 cá thể/l), Ao nuôi: số lượng thục vật nổi trong ao nuôi cao hơn nhiều lần ở kênh cấp dao động 290.000 - 12,380,500 cá thể/l và tăng dần từ đợt 1 (2.503.796 cá thể/l) đến đợt 3 (3.704.903 cá thể/l)

Ao thải: mật độ thực vật nổi cũng cao hơn nhiều lần so với kênh cấp dao động 290.000 – 12.000.000 cá thể/l.

5.2 Đề xuất:

-Sự biến động thành phần và số lượng trong ao nuôi cá tra thâm canh tương đối phức tạp do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường, thời tiết và chu kì phát triển ngắn của tảo ngắn… Như vậy đểđánh giá chính xác hơn về sự biến động thành phần và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi cá tra nên tăng số lần thu mẫu lên (6 lần/vụ) so với phương pháp nghiên cứu (3 lần/vụ).

- Việc nuôi cá Tra thâm canh sử dụng lượng thức ăn lớn dễ gây ô nhiểm nguồn nước và làm thực vật nổi phát triển mạnh không có lợi cho ao nuôi cá Tra. Nên nghiên cứu các biện pháp làm giảm hàm lượng dinh dưỡng để biến động thành phần loài và mật độ tảo trong ao thích hợp .

31 MỤC LỤC Phần 1 ... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 1.1 Giới thiệu: ... 1 1.2 Mục tiêu đề tài:. ... 2 1.3 Nội dung của đề tài: ... 2 1.4 Thời gian thực hiên:... 2 Phần 2 ... 3

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU... 3

2.1 Tình hình nuôi và phát triển nuôi trồng thủy sản: ... 3

a. Tình hình nuôi và xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản thế giới: ...3

b. Tình hình nuôi và xu hướng phát triển cá tra ở Việt nam (ĐBSCL). ...4

2.2 Vai trò của thực vật nổi trong ao nuôi cá tra:... 6

2.3 Sự phân bố và biến động thực vật nổi trong ao nuôi cá tra:... 7

PHẦN 3: ... 9

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 9

3.1 Vật liệu nghiên cứu:... 9

3.2 Phương pháp nghiên cứu:... 9

a. Địa điểm thu mẫu: ...9

b. Phương pháp thu và xử lý mẫu thực vật nổi: ...11

3.3 Phương pháp phân tích- xử lý mẫu, tính toán và xử lí số liệu: ... 11

a. Phương pháp phân tích – xử lí mẫu: ...11

b. Phương pháp tính toán và sử lí số liệu: ...12

PHẦN 4 ... 13

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ... 13 4.1 Đặc điểm thành phần loài thực vật nổi ở hệ thống nuôi cá tra thâm canh: 13

4.2 Cấu trúc thành phần và biến động sốlượng thực vật nổi (phytoplankton) ở

kênh cấp:... 14

4.2.1 Thành phần loài thực vật nổi ở kênh cấp: ...14

4.2.2 Biến động số lượng thực vật nổi:...14

4.3.Cấu trúc thành phần và biến động sốlượng thực vật nổi (phytoplankton) ở ao nuôi cá tra thâm canh: ... 18

4.3.1 Thành phần loài thực vật nổi trong ao nuôi: ...18

4.3.2 Biến động số lượng thực vật nổi:...21

4.4.Cấu trúc thành phần và biến động sốlượng thực vật nổi (phytoplankton) ở ao thải cá tra thâm canh: ... 25

4.4.1 Thành phần loài thực vật nổi:...25 4.4.2 Biến động số lượng thực vật nổi:...26 Tóm lại:... 28 PHẦN 5 ... 29 KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT ... 29 5.1 Kết luận ... 29 5.2 Đề xuất: ... 30

Một phần của tài liệu sự biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong hệ thống nuôi cá tra thâm canh (Trang 26 - 33)