CHƯƠNG 3 CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM.
3.3. Thử nghiệm chương trình, đánh giá kết quả.
Sau khi cài đặt chương trình, thử nghiệm chương trình bằng cách cho chạy thử 2 ví dụ sau:
Ví dụ 1: Trường hợp danh sách triệu chứng của bệnh nhân cho ra hai khả năng mắc bệnh. Một là mắc bệnh trầm cảm loạn thần, hai là mắc bệnh trầm cảm che giấu.
Nhiệm vụ của chương trình phải tính toán đưa ra kết luận cuối cùng, bệnh được kết luận sẽ có mức độ nhiễm cao hơn bệnh còn lại.
Sau khi thăm khám bệnh nhân A, bác sĩ thu được các triệu chứng sau:
• Bệnh nhân thi thoảng chán ăn bất thường (A01) không rõ nguyên do vậy ta xác định mức độ triệu chứng A01 là 0.4
• Bệnh nhân hay từ chối niềm vui vốn có (A10), vậy ta xác định mức độ triệu chứng A10 là 0.7
• Bệnh nhân thi thoảng bị mất ngủ (A05), vậy ta xác định mức độ triệu chứng A05 là 0.45
• Bệnh nhân có cảm giác đau mơ hồ ở nhiều vị trí trên cơ thể (B11), triệu chứng hay xảy ra vào buổi tối muộn, ban ngày không cảm thấy đau. Vì xậy ta xác định mức độ triệu chứng B11 là 0.6
• Bệnh nhân thường xuyên lo lắng sợ mắc bênh (B09), thường xuyên đi khám bệnh. Vì vậy ta xác định mức độ triệu chứng B09 là 0.75
• Bệnh nhân thi thoảng hoang tưởng và ảo giác (B10) mình là kẻ phạm tội. Vì vậy ta xác định mức độ triệu chứng B10 là 0.5
• Bệnh nhân hay ám ảnh về cái chết (B06), đôi khi muốn chết, muốn tự vẫn. Vì vậy ta xác định mức độ triệu chứng B06 là 0.75
Ta có danh sách mức độ các triệu chứng của bệnh nhân A như sau:
• A01: 0.4 • A05: 0.45 • A10: 0.7 • B06: 0.75 • B09: 0.75 • B10: 0.5
• B11: 0.6
Ta có tổng cộng 12 luật, ghép trị số mức độ các triệu chứng thu được vào bộ luật ta có :
• L01 (A01, A10, B11, B09, A05) = L01 (0.4, 0.7, 0.6, 0.75, 0.45) = min L01(0.4)
• L02 (A01, A08, A10, B11, B09) = L02 (0.4, 0, 0.7, 0.6, 0.75) = min L02(0)
• L03 (A04, A08, B08, B11, B09) = L03 (0, 0, 0, 0.6, 0.75) = min L03(0)
• ….
• L07 (A01, A05, B08, B10, B06) = L07 (0.4, 0.45, 0.3, 0.5, 0.75) = min L07(0.3)
• …
Sau khi xét tất cả các luật ta thấy bệnh nhân có 2 khả năng mắc bệnh, một là mắc bệnh trầm cảm che giấu (P01), hai là mắc bệnh trầm cảm loạn thần (P02):
• P01 = min L01(0.4)
• P02 = min L07(0.3) Tính max (P01, P02)= 0.4
Kết luận, bệnh nhân có khả năng mắc bệnh trầm cảm che giấu cao hơn, mức độ mắc bệnh là 0.4.
Ví dụ 2: Trường hợp danh sách triệu chứng của bệnh nhân ra một khả năng mắc bệnh. Nhưng những triệu chứng thuộc danh sách đó nằm trên hai luật ra cùng một loại bệnh. Nhiệm vụ của chương trình phải áp dụng được phép toán Probor để tính ra mức độ mắc bệnh cuối cùng.
Sau khi thăm khám bệnh nhân B, ta thu được danh sách các triệu chứng sau:
• Kém ăn bất thường: mức độ 0.1
• Mất ngủ triền miên: mức độ 0.2
• Cảm thấy chán nản, buồn bã hoặc bất an: mức độ 0.3
• Hoang tưởng ảo giác: mức độ 0.4
• Ám ảnh về cái chết và muốn chết: mức độ 0.5
• Cảm giác vô dụng: mức độ 0.6
• Từ chối những nguồn vui vốn có: mức độ 0.45
Thực hiện tương tự như ở ví dụ 1, ta xét thấy danh sách triệu chứng thu thập được nằm trong 2 luật là L07 và L11.
Áp dụng phép tính min ta có: Min (L07) = 0.1 Min (L11) = 0.2
Hai luật này đều ra một loại bệnh là P02 (trầm cảm loạn thần). Vì vậy, trong trường hợp này phải sử dụng đến phép toán Probor để tìm mức độ mắc bệnh cuối cùng. Ta có phép tính sau:
Mức độ mắc bệnh = [Min(L07) + Min(L11)] – [Min(L07) * Min(L11)] = (0.1 + 0.2) – (0.1 * 0.2)
= 0.28
Vậy mức độ mắc bệnh trầm cảm loạn thần là: 0.28
Đánh giá kết quả
Chương trình đã xây dựng được chức năng khám và chẩn đoán bệnh trầm cảm, đưa ra được mức độ mắc bệnh cho bệnh nhân, các thuật toán đưa vào đều sử dụng được. Tuy nhiên, điểm hạn chế của chương trình là chưa xây dựng được nhiều luật học vì vậy khả năng chẩn đoán bệnh chưa ưu việt.
Kết luận chương 3:
Trong chương ba, đã trình bày đầy đủ phần phân tích thiết kế chương trình, giới thiệu giao diện chương trình và trình bày phần đánh giá thử nghiệm chương trình.
KẾT LUẬN
Vấn đề đã đạt được:
Xây dựng một chương trình trợ giúp chẩn đoán bệnh trầm cảm với giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Bước đầu xây dựng một hệ thống có đầy đủ các chức năng cần thiết như: quản lý dữ liệu, khám bệnh, báo cáo thống kê.
Những điểm chưa đạt được:
Do thời gian còn hạn chế cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm nên em chưa xây dựng được hoàn chỉnh chương trình, mới phù hợp ở mức ứng dụng đơn giản, chưa phân quyền được cho nhiều người quản trị.
Hướng phát triển:
- Cải tiến chương trình phù hợp với đặc thù kinh doanh của hệ thống phòng khám và bệnh viện.
- Xây dựng tập luật chẩn đoán đa dạng hơn, chuyên sâu hơn.
- Tích hợp thêm nhiều chức năng khác cho chương trình như: thống kê chuyên sâu bệnh nhân, gợi ý điều trị bệnh trầm cảm,…
Do thời gian không cho phép nên đề tài của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo trong suốt quá trình em thực hiện đề tài .