Ảnh hưởng của thức ăn lên tỉ lệ sống, sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Trang 25 - 41)

v T l sng ca cá rô phi

Qua 60 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá rô phi ở các nghiệm thức tương đối cao (80-93,3%) (Bảng 4.4). Tỉ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức cám sấy 60% và thấp nhất ở nghiệm thức cám li trích 40%. Mặc dù có sự chênh lệch về

tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trong suốt quá trình thí nghiệm có một số cá chết là do cá bị sốc sau khi bố trí hoặc sau khi thu mẫu xác định tăng trưởng ở thời điểm 1 tháng thí nghiệm. Một số cá khác chết do bệnh ngoại ký sinh. Như vậy, tỉ lệ cá hao hụt trong thí nghiệm không phải do ảnh hưởng của thức ăn.

Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng trên các đối tượng khác nhau cũng cho thấy thức ăn khác nhau thường không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. Huỳnh Thanh Tấn (2004) nghiên cứu nhu cầu đạm và khẩu phần ăn của cá rô đồng với thức ăn có mức đạm khác nhau từ 10-52% kết luận tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức đều cao (88,89-100%) và không ảnh hưởng bởi thức ăn. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (1999) về nuôi ghép cá mè vinh, cá chép và rô phi trong ruộng lúa với thức ăn chứa cám ủ và không ủ, các tác giả cho biết tỉ lệ sống của cá khá thấp không phải do ảnh hưởng bởi thức ăn mà do việc sử dụng thuốc trừ sâu và mất cắp cá do dùng điện trộm.

Bảng 4.4: Tỉ lệ sống của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%) Cám sấy 30% 88,3±7,6a Cám sấy 40% 85,0±13,2a Cám sấy 50% 91,7±5,8a Cám sấy 60% 93,3±7,6a Cám li trích 30% 81,7±12,6a Cám li trích 40% 80,0±5,0a Cám li trích 50% 90,0±5,0a Cám li trích 60% 88,3±2,9a

v Sinh trưởng ca cá rô phi

Qua thời gian thí nghiệm, sinh trưởng của cá rô phi ở các nghiệm thức tăng cùng với sự gia tăng hàm lượng của mỗi loại cám trong thức ăn. Trong 30 ngày đầu, tăng trưởng của cá ở cả 2 loại cám với các mức khác nhau đã có sự

khác biệt thống kê (P<0,05). Cá ở các nghiệm thức cám li trích 40%, 50%, 60% tăng trưởng nhanh hơn so với cá ở các nghiệm thức khác, trong đó ở

nghiệm thức cám li trích 60% tăng trưởng của cá rô phi đạt cao nhất. Đến 60 ngày nuôi, sự tăng trưởng nhanh của cá rô phi càng thể hiện rõ cũng với 3 nghiệm thức cám li trích 40%, 50%, 60% mà đặc biệt là nghiệm thức cám li trích 60% (Hình 4.1). 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 0.0 30 60 Ngày thí nghiệm K h i l ư n g ( g ) Cám sấy 30% Cám sấy 40% Cám sấy 50% Cám sấy 60% Cám li trích 30% Cám li trích 40% Cám li trích 50% Cám li trích 60%

Hình 4.1: Sinh trưởng của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm

So sánh giữa 2 loại cám, cám li trích cho kết quả sinh trưởng của cá rô phi tốt hơn so với cám sấy. Cả 3 chỉ tiêu khối lượng cuối (Wf), tăng trưởng tuyệt đối

theo ngày (DWG) và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) giữa các nghiệm thức cám li trích (trừ cám li trích 30%) và các nghiệm thức cám sấy có sự khác biệt thống kê (P<0,05). DWG ở các nghiệm thức cám li trích 40% và 50% (0,56- 0,62 g/ngày) cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám sấy 30-60% và cám li trích 30% (0,43-0,47 g/ngày). Tăng trưởng của cá rô phi cao nhất ở

nghiệm thức cám li trích 60% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. DWG và SGR ở nghiệm thức này tương ứng là 0,76 g/ngày và 2,01%/ngày (Bảng 4.5).

Bảng 4.5: Sinh trưởng của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm

Nghiệm thức Wi (g) Wf (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) Cám sấy 30% 19,5±0,1a 45,9±3,7a 0,44±0,06a 1,42±0,13a Cám sấy 40% 19,5±0,0a 45,4±1,9a 0,43±0,03a 1,41±0,07a Cám sấy 50% 19,5±0,2a 46,6±1,7a 0,45±0,03a 1,45±0,05a Cám sấy 60% 19,4±0,2a 47,9±1,4a 0,47±0,02a 1,50±0,04a Cám li trích 30% 19,4±0,2a 46,1±2,0a 0,44±0,03a 1,44±0,08a Cám li trích 40% 19,4±0,2a 53,2±5,0b 0,56±0,09b 1,67±0,17b Cám li trích 50% 19,4±0,2a 56,9±2.0b 0,62±0,03b 1,79±0,06b Cám li trích 60% 19,5±0,2a 65,3±1,8c 0,76±0,03c 2,01±0,04c

Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Wi: Khối lượng cá ban đầu, Wf: Khối lượng cá kết thúc thí nghiệm, DWG: Tăng trưởng tuyệt đối theo ngày, SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt.

Kết quả trên cho thấy cá rô phi tăng trưởng nhanh khi sử dụng cám làm nguyên liệu phối trộn thức ăn. Với thức ăn có mức cám cao nhất (60%) tăng trưởng của cá tốt nhất, đặc biệt ở nghiệm thức cám li trích 60%. Kết quả này phù hợp với kết luận của Trần Thị Thanh Hiền và ctv (1999): Tăng trưởng của cá rô phi vẫn tốt ở hàm lượng cám trong thức ăn đến 60%. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Toàn (1998) về việc sử dụng cám ủ và không ủ làm thức ăn cho cá rô phi cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu này cũng gồm 8 nghiệm thức thức ăn, kết quả cho thấy tuy sinh trưởng của cá giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng DWG và SGR của cá rô phi tăng dần khi hàm lượng cám sử dụng trong thức ăn tăng từ 30-60%, trong đó cá ăn thức ăn chứa 60% cám ủ có tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao nhất (SGR: 2,18%/ngày).

So với cá rô phi, các loài cá ăn thiên về động vật (cá chép, trê lai…) có khả

năng sử dụng thực vật hạn chế hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và

ctv (1999) về nuôi cá chép trong bể với 8 nghiệm thức thức ăn cho thấy cá chép tăng trưởng tốt nhất ở 2 nghiệm thức cám ủ và cám không ủ 40% với SGR lần lượt là 1,67%/ngày và 1,52%/ngày, tăng trưởng của cá ở các nghiệm

thức này cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức chứa mức cám 60%. Tương tự, tốc độ tăng trưởng của cá trê lai nuôi trong bể giảm dần khi mức cám tăng cao từ 30-50% (Cao Châu Minh Thư, 1999). So với các loài cá từ các kết quả nghiên cứu trên thì khả năng sử dụng thực vật, đặc biệt là cám của cá rô phi rất lớn.

Trong nghiên cứu này, tuy hàm lượng cám trong các nghiệm thức thức ăn khác nhau nhưng xét về thành phần hóa học thì hàm lượng chất bột đường (NFE) thay đổi không lớn, từ 42-48% (Bảng 3.2) vẫn đảm bảo sự tăng trưởng tốt của cá rô phi. Theo kết quả nghiên cứu của Wee và Tuan (1988), cá rô phi sinh trưởng tốt ở các nghiệm thức thức ăn chứa hàm lượng chất bột đường từ

13-45%. Hai kết quả nghiên cứu trên tương đối phù hợp với nhau, từ đó cho thấy cá rô phi có khả năng sử dụng thức ăn chứa hàm lượng chất bột đường khá cao.

Qua thí nghiệm, cá rô phi ở các nghiệm thức cám li trích tăng trưởng cao hơn cám sấy. Điều này có thể do cá rô phi tiêu hóa tốt nguyên liệu cám li trích (61,1%) và năng lượng (65,6%) từ cám li trích (thí nghiệm 1, mục 4.1.3) dẫn

đến khả năng sinh trưởng cao. Nhìn chung, tuy có sự khác biệt về tăng trưởng của cá rô phi nhưng cả 2 loại cám sấy và cám li trích đều có thể dùng để phối trộn thức ăn cho cá rô phi với hàm lượng đến 60% vẫn đảm bảo sự tăng trưởng tốt của cá.

v H s thc ăn (Feed Conversion Ratio, FCR)

Hệ số thức ăn thấp nhất là ở nghiệm thức cám li trích 60% (2,37), cao nhất là

ở nghiệm thức cám li trích 30% (3,67) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Bảng 4.6). FCR có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng hàm lượng của mỗi loại cám trong thức ăn. Đa số các nghiệm thức cám li trích có hệ số

thức ăn thấp hơn các nghiệm thức cám sấy (trừ cám li trích 30%). Bảng 4.6: Hệ số thức ăn của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm Nghiệm thức Hệ số thức ăn (FCR) Cám sấy 30% 3,60±0,42c Cám sấy 40% 3,51±0,17c Cám sấy 50% 3,49±0,28c Cám sấy 60% 3,25±0,11b Cám li trích 30% 3,67±0,14c Cám li trích 40% 3,28±0,44b Cám li trích 50% 2,70±0,09ab Cám li trích 60% 2,37±0,26a

Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây về việc sử dụng cám ủ và không ủ làm thức ăn cho cá. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và

ctv (1999) về nuôi cá rô phi trong bể và nghiên cứu của Cao Châu Minh Thư

(1999) về nuôi cá trê lai trong bể, tuy 2 nghiên cứu thực hiện trên 2 đối tượng có tính ăn khác nhau (cá rô phi ăn thiên về thực vật, cá trê lai ăn thiên vềđộng vật) nhưng đều có chung nhận định: Hệ số thức ăn tăng dần theo sự gia tăng của mức cám trong thức ăn. Từ đó cho thấy cám li trích dầu có thể được sử

dụng để phối trộn trong thức ăn đến 60% vừa đảm bảo sự tăng trưởng tốt của cá vừa tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trong nghiên cứu của Tuan và ctv (1994), hệ số thức ăn của cá rô phi được cho ăn thức ăn chứa cám và lục bình với tỉ lệ 1:1 là 6,96. Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả trong nghiên cứu này. Nhìn chung, hệ số thức ăn của cá rô phi ở các nghiệm thức cám sấy và cám li trích dầu đều ở mức tương đối thấp.

v Thành phn hóa hc cơ th cá rô phi

Kết quả phân tích thành phần hóa học cơ thể cá rô phi cho thấy hàm lượng

đạm cao ở các nghiệm thức cám sấy và hàm lượng chất béo cao ở các nghiệm thức cám li trích (Bảng 4.7 và Hình 4.2).

Bảng 4.7: Thành phần hóa học cơ thể cá rô phi trước và sau thí nghiệm Thành phần hóa học (%) Nghiệm thức Ẩm độ Đạm Chất béo Tro Cám sấy 30% 75,1±1,3bc 56,8±1,4c 12,0±4,1a 20,9±1,3c Cám sấy 40% 73,3±1,8ac 56,7±2,5c 15,2±0,5a 18,4±1,7abc Cám sấy 50% 74,4±1,5b 58,5±5,0c 15,5±2,8a 19,3±1,9bc Cám sấy 60% 74,1±0,4b 53,3±2,3abc 17,0±1,6a 18,7±1,0abc Cám li trích 30% 73,1±0,7ac 54,7±3,8bc 19,3±1,5b 19,4±1,1bc Cám li trích 40% 72,2±1,8a 49,1±1,1ab 24,9±2,4cd 17,8±1,0ab Cám li trích 50% 72,4±0,2a 52,3±2,4abc 22,9±2,4bc 16,6±0,2a Cám li trích 60% 71,2±0,4a 47,5±2,0a 28,5±1,1d 16,5±0,4a Trước thí nghiệm 73,4±0,0ac 55,4±0,0c 16,0±0,0a 18,4±0,0ab

Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 55.0 60.0 65.0 70.0 TTN CS 30% LT 30% CS 40% LT 40% CS 50% LT 50% CS 60% LT 60% Nghiệm thức T h à n h P h n h ó a h c (% ) ĐẠM CHẤT BÉO

Hình 4.2: Thành phần hóa học (đạm, chất béo) cơ thể cá rô phi

Hàm lượng đạm cơ thể cá rô phi nhìn chung có xu hướng giảm dần theo mức tăng của hàm lượng cám trong thức ăn. Tuy nhiên, đối với cám sấy ở các mức cám khác nhau trong thức ăn, hàm lượng đạm cơ thể cá khác biệt không có ý nghĩa, dao động từ 53,3-58,5%. Trong khi đó, ở các nghiệm thức cám li trích, hàm lượng đạm cơ thể cá thấp nhất ở nghiệm thức 60% (47,5%) và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 30% (54,7%). Cá trước thí nghiệm có hàm lượng đạm cao (55,4%) và khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám sấy nhưng lại khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám li trích 40% và 60%. Nhìn chung, hàm lượng đạm cơ thể cá rô phi ở các nghiệm thức cám sấy cao hơn các nghiệm thức cám li trích. Như vậy, thức ăn chứa 2 loại cám với các mức khác nhau thì có ảnh hưởng khác nhau đến hàm lượng đạm của cơ thể cá rô phi.

Hàm lượng chất béo cơ thể cá rô phi tăng dần theo sự gia tăng hàm lượng của từng loại cám trong thức ăn. Tuy nhiên, sự khác biệt về hàm lượng chất béo trong cơ thể cá giữa các nghiệm thức thức ăn có mức cám sấy khác nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Đối với cám li trích, ảnh hưởng của các mức cám khác nhau đối với sự tích lũy mỡ trong cơ thể cá thể hiện rất rõ. Nghiệm thức cám li trích 60% có hàm lượng chất béo cao nhất (28,5%) và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức cám li trích 30% (19,3%). Giữa 2 loại cám, cá ăn thức ăn chứa cám li trích có hàm lượng mỡ cao hơn có ý nghĩa so

với cá ở các nghiệm thức cám sấy (Bảng 4.7và Hình 4.3-4.4). Hàm lượng chất béo cơ thể cá trước thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám sấy nhưng khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám li trích. Như vậy, thức ăn thí nghiệm cũng ảnh hưởng đến hàm lượng chất béo của cơ

thể cá rô phi.

Hàm lượng tro của cơ thể cá rô phi tương đối cao, dao động từ 16,5-20,9%, thấp nhất ở nghiệm thức cám li trích 60% và cao nhất ở nghiệm thức cám sấy 30%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hàm lượng tro và ẩm độ

cơ thể cá ở các nghiệm thức cám sấy cao hơn các nghiệm thức cám li trích. Nhìn chung, hàm lượng tro và ẩm độ giữa cá trước thí nghiệm và sau thí nghiệm không có sự khác biệt lớn. Từ đó cho thấy thức ăn thí nghiệm không

ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng tro và ẩm độ của cơ thể cá rô phi.

Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu của Nguyễn Trọng Toàn (1998), hàm lượng đạm và chất béo của cơ thể cá rô phi sau thí nghiệm đều tăng lên nhưng không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức, do đó thức ăn có hàm lượng cám khác nhau không ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cơ thể cá rô phi. Đối với nghiên cứu của Wee và Tuan (1988), thông qua việc sử dụng các mức đạm khác nhau tác giả cho thấy hàm lượng đạm cơ thể cá rô phi tăng lên và hàm lượng chất béo giảm xuống cùng với sự gia tăng mức đạm trong thức ăn. Tương tự, với thức ăn có hàm lượng

đạm 25%, 30%, 35% và 40% thì hàm lượng đạm cơ thể cá rô phi đỏ cao nhất

ở nghiệm thức 35% đạm nhưng hàm lượng chất béo cao nhất lại ở nghiệm thức có mức đạm 40% (Santiago và Laron, 1991). Trong nghiên cứu này, mặc dù thức ăn có cùng hàm lượng đạm nhưng với mức cám khác nhau trong thức

ăn thì thành phần hóa học cơ thể cá cũng khác nhau.

Tóm lại, trong cùng một mức cám, khi hàm lượng cám càng cao, tăng trưởng và hệ số thức của cá tốt hơn so với mức cám thấp. Cám li trích dầu cho kết quả

tăng trưởng và hệ số thức ăn của cá rô phi tốt hơn so với cám sấy, nhưng đồng thời cũng làm tăng khả năng tích lũy mỡ của cá rô phi. Các thành phần hóa học khác của cơ thể cá rô phi cũng chịu ảnh hưởng bởi thức ăn thí nghiệm.

Hình 4.3: Cá rô phi ở nghiệm thức cám sấy 60%

Hình 4.4: Cá rô phi ở nghiệm thức cám li trích 60%

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1 Kết luận

- Độ tiêu hóa cám và năng lượng trong cám li trích dầu của cá rô phi (tương

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Trang 25 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)