Tính đa dạng của ngành

Một phần của tài liệu Tài liệu BÁO CÁO QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH docx (Trang 43 - 44)

V. Phân tích ngành công nghiệp nước giải khát

6. Tính đa dạng của ngành

Hợp tác, liên kết giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so với việc hoạt động riêng lẻ. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, hợp tác càng trở nên ý nghĩa hơn. Nó mang lại hiệu quả thiết thực và nâng cao được giá trị gia tăng cho cả hai bên.

Ngành công nghiệp nước giải khát có gas là một ngành kinh doanh béo bở đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng chứa đầy mạo hiểm,thách thức và cạnh tranh khốc liệt. Nói đến nước giải khát có gas thì người ta luôn nhắc đến Coca-cola và Pepsi. Đây là hai tập đoàn lớn mạnh nhất và có quá trình hình thành lâu đời trên thế giới. Đồng thời họ cũng chiếm được lòng tin và thiện cảm của người tiêu dùng suốt bấy lâu nay. Coca - Cola và Pepsi đã bành trướng thị phần của mình trên khắp các châu lục, nơi đâu cũng đều có sản phẩm của 2 công ty này. Pepsi là đối thủ đáng gờm nhất của Coca - Cola và lúc nào cũng có nguy cơ vượt qua mặt đối thủ của mình, nhưng cho dù thế nào đi nữa thì hiện nay Coca - Cola vẫn là tập đoàn có doanh thu cao nhất trong ngành kinh doanh bạc tỉ này. Tuy Coca - Cola và Pepsi là những tập đoàn vững chắc và khó đánh bại trên thương trường nhưng họ vẫn cần phải liên doanh với các công ty nước giải khát khác để hợp tác nhằm kinh doanh thuận lợi hơn, đặc biệt là khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài thay vì cạnh tranh với nhau. Lấy ví dụ điển hình là sự liên doanh của Coca-cola và Pepsi với Chương Dương và Tribico tại Việt Nam.

39 Lúc mới bắt đầu vào Việt Nam, Pepsi và Coca - Cola phải hợp tác với Tribeco và Chương Dương, bởi họ lúc này là những người mới trên thị trường Việt Nam, cần có những chủ nhà để tạo bước đệm cho họ đi tiếp những bước tiếp theo. Và sau khi đã chiếm được thị phần của các công ty trong nước thì Pepsi và Coca - Cola bắt đầu có những chiến lược mới để chiếm lĩnh thị trường, gạt Chương Dương và Tribeco ra khỏi cuộc chơi, chỉ chừa lại cho 2 "chủ nhà" một thị phần rất nhỏ.

Tuy nhiên, trong chiến lược kinh doanh của mình, Pepsi và Coca - Cola không hề có ý định đè bẹp Chương Dương và Tribeco. Bởi, khi 2 công ty này phá sản thì Pepsi và Coca - Cola phải đối đầu với nhiều công ty mới ra đời thay thế Chương Dương và Tribeco. Mà như chúng ta đã biết, đối đầu với 1 đối thủ cũ dù sao cũng dễ thở hơn nhiều khi phải cạnh tranh với các đối thủ mới mà ta chưa biết gì về họ.

Thông thường doanh nghiệp có tiềm lực mạnh hơn sẽ có ưu thế trong hợp tác. Vì vậy các doanh nghiệp yếu hơn sẽ chịu sự chi phối và ràng buộc về các chiến lược kinh doanh,marketing, về giá cả cạnh tranh,thị phần, v.v… do doanh nghiệp lớn đề ra. Nhưng để bình ổn thị trường và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất do cạnh tranh mang lại thì các doanh nghiệp hiện nay dù lớn hay nhỏ vẫn xem hợp tác,liên doanh là một giải pháp tốt và hữu hiệu để đôi bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu Tài liệu BÁO CÁO QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH docx (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)