L ỜI CAM Đ OAN
3.4 Ảnh hưởng của phân bón lá Canxi-silic (CaSi) lên hàm lượng Calcium
Calcium (%Ca), Mangie (%Mg), Ca/Na trong cây lúa
Theo Martinez và Lauchli (1993) cho thấy bổ sung Ca2+ có thể có những ảnh hưởng trên màng nội bào của tế bào rễ và có thể giảm lượng NaCl gây ra sự kiềm hóa không bào trong mô rễ, bởi Ca2+ ảnh hưởng trên sự đi ra của Na+ ở màng tế
20
Qua bảng 3.4 cho thấy, hàm lượng Ca ở hai giống OM4900 và giống OM6677 là tương đương nhau trung bình là 2,2% và không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Hàm lượng Ca trung bình ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 0,185% đến 2,08%. Tương tự qua kết quả thống kê cho thấy nồng độ Ca giữa các nghiệm thức không khác biệt về mặt thống kê (p>0,05). Mặc dù hàm lượng canxi có khuynh hướng tăng, trong đó nghiệm thức có bổ sung CaSi có hàm lượng Ca cao hơn nghiệm thức không bổ sung CaSi. Theo Aslam và ctv., (2000), việc thêm Ca (20-80 µg/ml) cho dung dịch mặn đã cải thiện trọng lượng khô của chồi và rễ. Cung cấp 200 kg Ca trên ha cho lúa đã sản xuất tối đa năng suất hạt so với cung cấp Ca thấp ở cảđất mặn và đất mặn – sodic.
Bảng 3.4. Hàm lượng Calcium (%Ca), Mangie (%Mg) trong cây ở giống lúa OM6677 và OM4900 trong điều kiện mặn
Nhân tố %Ca %Mg Tỷ lệ Ca/Na
Giống (A) OM6677 0,202 0,138b 0,26 OM4900 0,203 0,184a 0,36 Nồng độ mặn (B) NT1. NPK + không mặn 0,185 0,136b 1,05 NT2. NPK + mặn 2 ‰ +CaSi 0,201 0,179a 0,43 NT3. NPK + mặn 4 ‰ +CaSi 0,218 0,170a 0,23 NT4. NPK + mặn 6 ‰ +CaSi 0,208 0,158a 0,19 F (A) ns * F (B) ns * F(A*B) ns * CV (%) 21,11 7,43
Ghi chú ns: không khác biệt ý nghĩa *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Theo Terry và Ulrich (1974) cho rằng nhu cầu Mg cho sự sinh trưởng tối hảo của cây trung bình khoảng 0,5% trọng lượng chất khô của các bộ phận sinh dưỡng. Hiện tượng vàng lá nở rộng hoàn toàn là một triệu trứng có thể thấy rõ nhất do thiếu Mg. Mangie có chức năng trong sự tổng hợp protein, tỷ lệ N trong protein giảm và tỷ lệ các chất chứa N (không phải protein) gia tăng ở lá bị thiếu Mg. Theo
Bottrill và ctv., 1970 đã chỉ ra rằng tốc độ quang hợp ở những cây thiếu Mg thấp hơn so với những cây bình thường, tương tựđối với tốc độ hô hấp.
Dựa vào bảng 3.4 về hàm lượng mangie cho thấy hàm lượng mangie giống OM4900 (0,18%) cao hơn hàm lượng mangie của giống OM6677 (0,14%) và có khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Tương tự, khi so sánh hàm lượng mangie trung bình giữa các nghiệm thức có sử dụng CaSi và xử lý mặn (NT2, NT3, NT4 ) có hàm lượng mangie cao hơn nghiệm thức không bổ sung CaSi trong điều kiện không mặn và có ý nghĩa về mặt thống kê (p <0,05).
21
Nhìn chung nồng độ canxi, mangie trong điều kiện mặn có bổ sung CaSi, ở
các nghiệm thức đều cao hơn so với nghiệm thức không được bổ sung CaSi. Tuy nhiên nồng độ Ca có khuynh hướng tăng khi sử dụng CaSi.
Từ bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ Ca/Na ở giống OM4900 đạt 0,36 cao hơn tỷ lệ
Ca/Na của giống OM6677 đạt khoảng 0,26. Trong đó NT1(1,05)có tỷ lệ Ca/Na cao nhất cao gấp 2,44, 4,77 và 5,53lần so với các nghiệm thức NT2, NT3, NT4 (ở mức 0,43 xuống mức 0,19).Vậy nhìn chung ở nghiệm thức mặn có bổ sung CaSi tỉ lệ
Ca/Na giảm trung bình 4 lần so với không mặn.Theo Grattan và Grieve (1992) đã cho rằng độ mặn trong đất cũng có thể ảnh hưởng đến cây trồng, do gián tiếp tác
động đến sự thiếu hụt dưỡng chất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng trong cây, như tỉ lệ
Na/Cavượt ngưỡng sự thiếu hụt Ca sẽ xảy ra. Nồng độ Na cao trong môi trường sinh trưởng ức chế sự hấp thu và vận chuyển Ca vì vậy gây ra sự thiếu Ca trong cây (Lynch và Lauchli, 1988). Việc cung cấp Ca phù hợp cùng với những dưỡng chất khác cho cây có thể làm giảm nhẹ ảnh hưởng độc hại của mặn (Aslam và ctv.,
2000). Mức độ cao của Ca bên ngoài có thể làm gia tăng cả sự sinh trưởng và loại trừ Na ở rễ cây tiếp xúc với mặn (LaHaye and Epstein, 1971). Sự cải thiện mặn trong dung dịch trồng và năng suất lúa ởđất nhiễm mặn có thể do sự đáp ứng nhu cầu Ca của cây và cải thiện tỷ lệ Ca/Na của môi trường sinh trưởng. Tuy nhiên sự
cung cấp Ca quá mức kiểm soát cũng là một yếu tố giới hạn năng suất (Aslam và
ctv., 2000).