Qui phạm, quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa

Một phần của tài liệu Tài liệu CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ docx (Trang 31 - 36)

1. Qui phạm và qui trình kỹ thuật

1.1. Khái niệm

•Qui phạm kỹ thuật: là các tài liệu kỹ thuật do Nhà nước ban hành nhằm qui

định các nguyên tắc cơ bản, các mẫu mực và điều kiện kỹ thuật phải tôn

trọng công tác khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, thí nghiệm, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị.

Ví dụ: qui phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than, qui phạm kỹ thuật, qui phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên, qui phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn…

•Qui trình kỹ thuật: là các tài liệu kỹ thuật do Bộ (DN) ban hành nhằm qui

định chi tiết từng việc làm và trình tự tiến hành trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Ví dụ: qui trình công nghệ sản xuất rượu vang, qui trình công nghệ sản xuất xúc xích tiệt trùng, qui trình công nghệ chế biến nước mắm, qui trình công nghệ sản xuất tôm đông lạnh…

1.2. Vai trò

•Tăng cường tính tổ chức và kỷ luật sản xuất

•Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết trong quá trình sử dụng thiết bị, máy móc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.

•Tạo điều kiện sử dụng hợp lý và đầy đủ các yếu tố sản xuất •Là cơ sở kỹ thuật đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm

1.3. Nhiệm vụ

•Áp dụng nghiêm chỉnh các qui phạm và qui trình

•Soát xét, bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các qui trình kỹ thuật •Tổ chức tốt việc tham gia xây dựng các qui phạm và qui trình kỹ thuật •Đúc kết các kinh nghiệm tiên tiến

2. Tiêu chuẩn hóa

Định nghĩa đầy đủ của ISO vê Tiêu chuẩn hoá như sau: Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

Căn cứ vào phạm vi áp dụng có các loại tiêu chuẩn hóa sau: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa

2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu

Nhiệm vụ

•Xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn nội bộ DN

•Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ngành, quốc gia,…trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của DN

•Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn đã có

•Cập nhật và cung cấp thông tin về tiêu chuẩn, qui định mới •Quản trị hệ thống phân loại và mã hóa

•Quản trị các tài liệu liên quan đến công tác tiêu chuẩn hóa

Yêu cầu

•Phù hợp với các tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế

•Vận dụng sáng tạo các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào việc xây dựng các tiêu chuẩn

•Nghiên cứu, kết hợp chặt chẽ các kinh nghiệm thực tiễn •Đảm bảo hiệu quả kinh doanh lâu dài cho DN

2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa

•Có quan điểm đúng đắn về công tác tiêu chuẩn hóa •Tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo DN

•Tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa hợp lý

•Các giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa

Một phần của tài liệu Tài liệu CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ docx (Trang 31 - 36)