Môi trường luật pháp:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty Cổ phần Thương Mại Nam Thăng Long (Trang 26 - 32)

Phần VII Môi trường kinh doanh của công ty Cổ phần Thương Mại Nam Thăng Long

1.3 Môi trường luật pháp:

• Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc với đề nghị cho phép chuyển nhượng hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ giữa các doanh nghiệp. Điều này tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm đơn hàng, tận dụng tối ưu hạn ngạch, chủ động hơn trong các cuộc đàm phán ký kết hợp đồng.

• Cơ chế cấp Visa hoạt động đối với 12 chủng loại hàng dệt may suất sang Mỹ được bộ thương mại áp dụng từ ngày 1/2/2005. Tất cả các doanh nghiệp dệt may có thành tích xuất khẩu điều được hưởng quy chế này. Đối với công ty Cổ phần Thương Mại Nam Thăng Long. Nó sẽ giúp tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ để giao hàng đúng thời hạn.

• Bộ Tài Chính ban hành quyết định xóa lệ phí hạn ngạch sang 2 thị trường EU, Canada vào đầu tháng 2/2005. Theo đó nó tạo ra thế cạnh tranh giá cả cân bằng giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là các nước là thành viên WTO.

Không bị rằng buộc nhiều về luật pháp, tuy nhiên từ 01/01/2011 luật bảo vệ môi trường của Mỹ yêu cầu các lô hàng xuất khẩu vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khỏe tiêu dùng có hiệu lực nên đã lập hàng rào kỹ thuật mới đối với hàng dệt may xuất khẩu. Đây là thách thức không nhỏ đối với ngành dệt may Việt Nam trong việc

nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp cần phải thành lập các phòng thí nghiệm hiện đại, đủ tiêu chuẩn thay cho các thiết bị thử nghiệm chát lượng hàng dệt may có từ những năm 1990. Bên cạnh đó cần giải quyết những bài toán thiếu hụt lao động và chi phí tăng nhanh, cần thiết phải thiết lập thực hiện chiến lược di dời cơ sở sản xuất về thứ tự và vùng nông thôn.

1.4.Môi trường tự nhiên

Việt Nam may mắn có điều kiện tự nhiên đặc thù với 4 mùa riềng biệt, là nguồn cảm hứng thiết kế và sáng tạo sản phẩm cho ngành dệt may. Do đó ngành có thể đa dạng sản phẩm với bộ sưu tập cho các mùa...

1.5.Môi trường văn hóa

Văn hóa khác nhau cũng ảnh hưởng đến thiết kế, phong cách tiêu dùng hàng ngày may mặc khác nhau. Yếu tố này khiến cho công ty phải tìm hiểu văn hóa, các tập tục riêng của mỗi thị trường để từ đó định hướng phát triển sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra mỗi vùng, mỗi miền lại có xu hướng ưa thích hàng dệt may khác nhau, tạo điều kiện đa dạng hóa, phát triển, mở rộng chủng loại sản phẩm.

1.6.Môi trường quốc tế.

Thị trường thế giới về may mặc đang phát triển, tuy nhiên, ngành dệt Mya Việt Nam chưa phát triển xứng đáng với tiểm năng của mình, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều để có thể cạnh tranh với các mặt hàng Dệt may treeb thế giới. Nghiên cứu tại một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã có những giải pháp sống chung với tình trạng thiếu lao động một cách hiệu quả. Trước hết đừng để mất lao động.

Theo nghiên cứu trước đây của Trung Tâm Đào tạo dệt may quốc tế(IGTC),khi mất một lao động có tay nghề, doanh nghiệp phải mát thêm 1000 USD(gần 20 triệu đồng) để đào tạo ra nguồn lao động mới. Do vậy chính sách đối với lao động là chính sách giữ người chứ không phải là tìm người như nhiều doanh nghiệp đã đề ra.

Doanh nghiệp phải chi mọi giá để tìm người.

Trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp đã suy nghĩ ngược lại, cố gắng chuyển các chi phí đó vào lương, phúc lợi tăng thêm nguồn thu nhập để người lao động không bỏ doanh nghiệp. Kế đó doanh nghiệp phải thường xuyên cải thiện môi trường làm việc và đầu tư các thiết bị chuyên dùng, áp dụng các biện pháp tăng năng suất để liên tục tăng thu nhập cho người lao động.

Hiện nay chương trình Better work( làm việc tốt hơn) là một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp dệt may do 2 tổ chức quốc tề là IFC tổ chức Tài Chính quốc tế và ILO tổ chức Loa động quốc tế thành lập nhưng chưa nhiều doanh nghiệp biết đến và chưa tham gia.

Khi nói đến chủ động nguồn nguyên phụ liệu(NPL) nâng cao giá trị sản phẩm trong nước chúng ta thường nghĩ đến việc đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực mà chúng ta không có lợi thế cạnh tranh.

Do vậy cần đánh giá đầy đủ những chủng loại NPL cho ngành dệt may mà Việt Nam sẽ có lợi thế hơn các nước khác. Tức nếu sản xuất tại Việt Nam, nguyên liệu đó sẽ có giá thành hạ hơn và giúp tạo nên khoản chênh lệch về giá và từ đó tạo thêm giá trị gia tăng, còn nếu sản xuát tất cả các chủng loại vật tư và sản xuất bằng mọi giá chỉ càng làm cho tình hình xấu đi.

Xây dựng ngành công nghiệp thời trang:

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn là ngành công nghiệp sản xuất đơn thuần. Giá bán hàng thường xây dựng theo công thức như một sản phẩm công nghiệp. Đó là: giá bán sản phẩm công nghiệp+ giá vật tư+ giá tiền công+ cộng một phần lãi cố định do khách hàng chấp thuận(thường rất thấp).

Do vậy với tình hình giá nhân công tăng nhanh trong thời gian qua và những năm tới, nếu một ngành sản xuất đơn thuần, kể cả kinh doanh theo phương thức mua đứt, bán đoạn(FOB) , cũng chỉ đủ ăn, không thể nào có được những tích lũy cần thiết để tái đầu tư. Đó là chưa kể đến việc mở rộng sản xuất.

Cho nên cần khai thác hai lợi thế ngành dệt may Việt Nam hiện nay, để có thể chuyển thành một ngành công nghiệp thời trang. Thứ nhất, Việt Nam có thời gian khá dài để tiếp cận với thương hiệu thế giới khi họ đến đặt hàng gia công, mua bán

tại Việt Nam. Thứ 2, trong nước đã và đang hình thành đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên viên thiết kế, các nhà thời trang được đào tạo bài bản, thậm chí còn được đào tạo tại cái nôi của ngành thời trang nổi tiếng thế giới như Ý, Pháp...

Tuy nhiên đội ngũ này lại đang đứng bên cạnh, thậm chí đứng ngoài ngành công nghiệp dệt may Việt Nam và gần như mạnh ai người nấy làm. Những nhà thiết kế vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ để thời trang xâm nhập vào công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thời trang.

Chỉ cần có một cơ chế để hai nhân tố này kết hợp vào nhau thì trong 10 năm tới ngành công nghiệp thời trang Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường khu vực. Khi đó giá bán của sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ không phải tính như công thức hiện nay mà sẽ có công thức: Gía bán + giá thành sản phẩm công nghiệp+ thương hiệu+ giá trị của thiết kế+ giá trị thời trang.

Giữ vững thị trường nội địa là một giải pháp mà khá nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa thành công như Việt Tiến, An Phước, Nhà Bè...Sự thanh công tại thị trường trong nước sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo nên giá trị gia tăng cao, sản xuât ổn định, có điều kiện đổi mới công nghệ để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

Theo tôi, việc chọn giải pháp nào phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp sẽ là vấn đề có tính sống còn mà bản thân doanh nghiệp cân nhắc. Sự phăt triển của cả ngành có bền vững hay không là do sự nỗ lực của cả ba phía: nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp.

2.Môi trường ngành: 2.1.Đối thủ cạnh tranh.

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may sôi động là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tuy nhiên hiện nay ngành dệt may đang gặp nhiều khó khăn. Có nhiều công ty may đang mở rộng thị trường và quy mô sản xuất. ở miền bắc công ty lớn như công ty may 10, công ty may Đức Giang, công ty may Nam Thăng Long ...ở miền nam công ty có nguồn vốn từ nước ngoài từ nước ngoài tài trợ cũng phát triển rầm rộ.

may Việt Nam nói chung và của công ty Cổ phần TM Nam Thăng Long là Trung Quốc, ẤN Độ...những nước có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm dệt may có giá cạnh tranh và có nguồn lao động lành nghề, giá tương đối thấp, không khác mấy so với Việt Nam. Banglash và Pakistan cũng là đói thủ cạnh tranh mới về một số mặt hàng như áo dệt kim, sơ mi vải bông, quần áo vải bông nam...có giá thành tương đối thấp.

Đối thủ cạnh tranh trong nước: hai dòng sản phẩm đang thịnh hành trên thị trường nội địa là hàng thời trang nữ của Trung Quốc và hàng thời trang cao cấp của một số nước xung quanh như Thái Lan. Các đối thủ dệt may trong nước đã có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu là Việt Thắng, Nhà Bè, may 10, dệt 8/3, Dệt Huế, Dệt Nha Trang, Thăng Long...bên cạnh đó phải kể đến các cửa hàng thiết kế, may mẫu thời trang bán sữn trong nước ta rất được nhiều người ưa chuộng do tính độc đáo của sản phẩm.

2.2.Cạnh tranh tiềm ẩn

Đó là sự hỗ trợ vốn, vật tư thiết bị của công ty có sự đầu tư từ nước ngoài như thời trang hàn Quốc. Thời trang cao cấp trên thế giới hiện đang xâm lấn thị trường dệt may Việt Nam.

2.3.Áp lực của nhà cung ứng

Công ty đã không ngừng tạo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Hiện công ty đang nhập khẩu bông từ Nga, Ausralia, Mỹ, Tây Phi...Nguyên liệu xơ được nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan còn lại là 13,5 % là bông Việt Nam.

2.4.Áp lực của khách hàng

Về chất lượng sản phẩm, uy tín công ty. Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty sản xuất các mặt hàng quần áo thời trang như thời trang công sở Mello, Winny, Momy... Chất lượng sản phẩm của họ được đánh giá là khá tốt, giá cả phải chăng, đa dạng chủng loại mặt hàng, là những công ty uy tín trên thị trường, thêm vào đó tâm lý của khách hàng thường muốn sản phẩm giá rẻ, hợp thời trang, chất lượng tốt. Nên áp lực của khách hàng đối với công ty ngày càng cao. Để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng về giá cả và chất lượng, công ty cần phải phân tích các

yếu tố về giá, chất lượng, mẫu mã sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để tạo lợi thế sản phẩm của công ty mình.

2.5.Sản phẩm thay thế: có rất nhiều

Ngoài những sản phẩm quần áo hiện có của công ty, trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại sản phẩm quần áo với chất liệu mới như: Vải tơ tằm, vải bông tổng hợp... Chính vì vậy công ty cần phải có chiến lược phát triển sản phẩm, sử dụng những loại vật liệu mới thay thế cho những vật liệu truyền thống, điều này sẽ làm cho công ty đa dạng hóa sản phẩm.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty Cổ phần Thương Mại Nam Thăng Long (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w